Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Cách nào xử lý hiệu quả tình trạng chiếm làn khẩn cấp?

Hoàng Hà: Thứ ba 20/09/2022, 20:26 (GMT+7)

Từ 20/9, lực lượng CSGT thuộc Cục CSGT và Phòng CSGT (CA TP.Hà Nội) bắt đầu sử dụng xe môtô đặc chủng tăng cường tuần tra kiểm soát lưu động trên tuyến cầu Thanh Trì–Vành đai 3 nhằm giải quyết ùn tắc ở các nút giao cao tốc với đường Vành đai 3 và xử lý xe đi vào làn đường khẩn cấp.

Điều này cho thấy động thái quyết liệt của lực lượng CSGT. Tuy nhiên đây có phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả? PV VOV Giao thông đối thoại với Chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn – Phó trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Trường Đại hoc GTVT) về nội dung này.

PV: Thưa ông, từ ngày 20/9, lực lượng CSGT sẽ sử dụng xe môtô đặc chủng, di chuyển trên đường cao tốc để giải quyết ùn tắc và xử lý xe đi vào làn đường khẩn cấp. Tuy nhiên, hiện tình trạng vi phạm rất nhiều, theo ông đây có phải là giải pháp lâu dài?

Ông Vũ Anh Tuấn: Theo tôi đây có thể coi là một trong những giải pháp mang tính răn đe tạm thời trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc của Việt Nam. 

Sự xuất hiện của CSGT tác động đến tâm lý và hành vi của lái xe rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên, giải pháp này không nên và khó duy trì được lâu dài, vì lực lượng nhân sự, phương tiện và sự huy động sẽ không duy trì được liên tục và lâu dài.

Biện pháp này chúng ta chỉ nên xử lý trong ngắn hạn, khi chưa trang bị được các công nghệ thông minh để giám sát và xử lý phạt nguội phương tiện.

Hơn nữa, nếu việc xử lý hoàn toàn bằng con người có thể gây ra các vấn đề tiêu cực.

Trường hợp vi phạm này là lái xe Nguyễn Hải Trung (trú tại Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: Mặc dù bản thân đã nắm được việc đi vào làn đường khẩn cấp là vi phạm luật giao thông nhưng vì gia đình có việc gấp nên tôi đã bật đèn cảnh báo để vượt vào làn khẩn cấp cho nhanh. Sau khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở, tôi cam kết sẽ rút kinh nghiệm và tuyệt đối tuân thủ luật giao thông trong thời gian tới”.

Trường hợp vi phạm này là lái xe Nguyễn Hải Trung (trú tại Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: Mặc dù bản thân đã nắm được việc đi vào làn đường khẩn cấp là vi phạm luật giao thông nhưng vì gia đình có việc gấp nên tôi đã bật đèn cảnh báo để vượt vào làn khẩn cấp cho nhanh. Sau khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở, tôi cam kết sẽ rút kinh nghiệm và tuyệt đối tuân thủ luật giao thông trong thời gian tới”.

PV: Để xử lý xe đi vào làn đường khẩn cấp hiệu quả có rất nhiều cách, trong đó dữ liệu từ người dân cung cấp là một nguồn khá lớn. Vậy lực lượng chức năng cần hướng dẫn thế nào cho người dân để dữ liệu hình ảnh gửi đến đảm bảo chất lượng, phục vụ công tác xác minh xử lý vi phạm?

Ông Vũ Anh Tuấn: Dữ liệu này chỉ mang tính chất bổ sung thêm thôi, trong công tác quản lý chúng ta không thể nào dựa vào những dữ liệu mang tính chất bị động như vậy được. Bởi vì không biết lúc nào nó đến và cần giám sát ở đâu, nó chỉ xảy ra trong những tình huống cụ thể.

Để giải quyết vấn đề này, trong hệ thống quản lý thông tin, chúng ta phải có các kênh thông tin tích hợp cho người sử dụng, họ có thể phản ánh, đăng tải các video vi phạm đó lên thông qua các cổng thông tin.

Song song đó, hệ thống giám sát, quản lý bằng công nghệ phải là chủ đạo, các hệ thống kia là những modun có thể tích hợp thêm để tăng cường giám sát và xử lý những vị trí mà hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin chưa bao phủ được.

PV: Theo ông, cần những giải pháp đồng bộ thế nào để giải quyết tình trạng xe đi vào làn đường khẩn cấp?

Tình trạng vi phạm này hiện đang trở nên bức bối, đặc biệt trên các tuyến cao tốc kết nối với nội đô. Ngoài xử lý vi phạm chúng ta phải đặt ra một vấn đề ngược lại, công tác quản lý hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho phương tiện trên đường cao tốc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Về lâu dài, cần phải xem xét đến các giải pháp kỹ thuật, kết hợp với các giải pháp giám sát, xử lý phạt nguội. Cụ thể, về mặt kĩ thuật chúng ta phải điều tiết được lưu lượng ra vào trên các đoạn tuyến, các nhánh cao tốc một cách hợp lý để tránh ùn tắc xảy ra. Khi ùn tắc xảy ra, việc xâm phạm vào làn dừng đỗ khẩn cấp nó sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Nếu chúng ta giám sát và xử lý vi phạm luật tốt thì những vi phạm này cũng sẽ được hạn chế.

Thế nhưng, xét về góc độ ngược lại, người trả tiền để đi cao tốc họ sẽ phải được cung cấp một dịch vụ xứng đáng với chi phí họ bỏ ra, rút ngắn thời gian đi lại.

Đồng thời phải tăng cường về mặt công nghệ, ở đây là công nghệ giám sát bằng camera và việc triển khai hệ thống này trên đường cao tốc nên được đặt ra từ chiến lược ban đầu, khi thiết kế đường cao tốc, chứ không chỉ khi đưa vào khai thác vận hành phát sinh vấn đề chúng ta mới tính đến .

PV: Xin cảm ơn ông.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.