Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cách nào hóa giải “vấn nạn” ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất?

Diễm Thúy - Trọng Điển: Thứ tư 08/11/2023, 10:35 (GMT+7)

Để kéo giảm kẹt xe ở khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, mới đây, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) đã đề xuất thu hồi dải phân cách trên đường Trần Quốc Hoàn, quận Tân Bình. Đề xuất này nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận.

Liệu phương án trên có kéo giảm được tình trạng kẹt xe ở khu vực này? Đâu là giải pháp căn cơ để hóa giải “vấn nạn” ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ sân bay?  

Cầu vượt Lăng Cha Cả là điểm nóng về giao thông khu vực quanh sân bay. Ảnh: Người lao động

Cầu vượt Lăng Cha Cả là điểm nóng về giao thông khu vực quanh sân bay. Ảnh: Người lao động

Nhiều năm qua, giao thông tại khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất luôn diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, hiện khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất có bốn "điểm đen" về ùn tắc giao thông.

Trong đó, hai điểm không có chuyển biến là giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện và đường Trường Chinh (đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Tân Kỳ Tân Quý). Hai điểm có chuyển biến nhưng còn phức tạp là vòng xoay Lăng Cha Cả và giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) đề xuất giải tỏa dải phân cách trên đường Trần Quốc Hoàn đoạn từ Công ty quản lý bay miền Nam đến vòng xoay Lăng Cha Cả, quận Tân Bình. Hiện, dải phân cách dài 170m, rộng 2,5m đang trồng hơn 20 cây xanh, phân chia đường Trần Quốc Hoàn thành 2 phần: 1 phần mặt đường lưu thông 14m (gồm 4 làn xe) và 1 làn xe có bề rộng 3m, lưu thông 1 chiều các loại xe theo hướng từ đường Phan Thúc Duyên đến vòng xoay Lăng Cha Cả.…

Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ phía người dân:

"2.5m như vậy là nó thành gần được 1 làn đường, thì tính tốc độ chia đôi ra hoặc là tính phân luồng thì nó giảm được rất lớn lượng xe. Nhất là đường vào sân bay, khu vực ấy rất đông xe thì tôi cho rằng việc phá dải phân cách để mở rộng đường là cần thiết tránh quá tải".

"Hiện giờ đang kẹt vì có cây xanh đường nó hẹp, mà tháo dỡ phá dải phân cách 2.5 thì chắc chắn nó sẽ thông thoáng, sẽ nhanh hơn, lượng xe ùn tắc nó sẽ giảm bớt lại"

"Sẽ giảm được ùn tắc, nhất là sau khi dự án xây dựng hầm chui hoàn thành, nó sẽ đồng bộ cả con đường".

Tiểu đảo ngăn đôi đường Trần Quốc Hoàn với một bên rộng 14m, 4 làn xe và một bên rộng 3 m với một làn xe. Ảnh: Lao động

Tiểu đảo ngăn đôi đường Trần Quốc Hoàn với một bên rộng 14m, 4 làn xe và một bên rộng 3 m với một làn xe. Ảnh: Lao động

Tuy nhiên, theo chuyên gia quy hoạch đô thị, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất là do sai lầm trong quy hoạch sân bay. Hiện nay, tất cả các nhà ga đều dồn về phía Nam trong khi đó các tuyến đường giao thông xung quanh như đường Trường Chinh đi vào Cộng Hòa hay lối ra - vào sân bay ở phía Nam là đường Trường Sơn đang trong tình trạng quá tải. Sau khi nhà ga T3 (ở phía Nam) hoàn thành với công suất gấp đôi thì tình trạng ùn tắc khu vực sân bay ngày càng trầm trọng hơn.

Vì vậy, việc phá dỡ tiểu đảo trồng cây xanh trên đường Trần Quốc Hoàn để tăng diện tích mặt đường không phải là giải pháp bền vững. Để giải “bài toán” này, cần gấp rút điều chỉnh quy hoạch sân bay, có sự phối hợp giữa quy hoạch sân bay và quy hoạch đô thị xung quanh

“TP.HCM hiện giờ diện tích cây xanh trên đầu người đã quá thấp rồi 0.5m2/người mà bây giờ tiếp tục chặt cây để làm hạ tầng, tăng lên 2.5m hay tăng thêm 10m nó cũng không cứu vãn được bao nhiêu. Tôi nghĩ là TP.HCM nên mạnh dạn đề xuất với trung ương rà soát lại, điều chỉnh quy hoạch sân bay, có thêm lối vào từ phía Bắc nối kết vào nhà ga mới và cũ để giảm tải cho khu vực phía Nam. Có thế là mở một con đường, có thể vào từ phía bắc và anh vào nhà ga từ phía bắc và anh đánh vòng đến các nhà ga... mình quy hoạch lại”, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết.

Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Hữu Nguyên - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cũng cho rằng, đề xuất này không kéo giảm được tình trạng kẹt xe mà còn làm tăng lưu lượng xe lưu thông qua khu vực đường Trường Sơn. Về lâu dài, TP.HCM cần phá thế “độc đạo” của đường Trường Sơn bằng cách mở thêm cửa ra vào sân bay và tạo thêm đường tránh cho các con đường ở phía Bắc sân bay như Quang Trung, Nguyễn Oanh…

Trước mắt, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ sân bay, TS Nguyễn Hữu Nguyên đề xuất: “Nếu mà ngắn hạn tức thời để phục vụ cho công việc sửa chữa sân bay thì có thể giải bằng cách tạm thời thu phí một số loại xe lớn mà không vào sân bay mà chỉ đi qua đường Trường Sơn. Thu phí đối tượng ấy để người ta né đi con đường khác xa hơn một chút để đỡ phải đóng phí và giảm tải cho đường Trường Sơn.

Thứ hai nữa là phải phân luồng trục đường từ Phạm Văn Đồng chạy về cho đến Hồng Hà đến Tân Sơn Nhất theo đó đi Trường Sơn thì phân luồng thế nào có thêm cái luồng loại một số loại xe vận tải nặng không chở khách có thể không được đi qua con đường Trường Sơn mà sẽ đi con đường khác để về phía Tây của TP”.

Toàn cảnh dải phân cách trồng cây xanh đường Trần Quốc Hoàn nhìn từ trên cao. Ảnh: Lao động

Toàn cảnh dải phân cách trồng cây xanh đường Trần Quốc Hoàn nhìn từ trên cao. Ảnh: Lao động

Ở góc độ chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình cho rằng: trong khi chờ đợi các dự án giải cứu kẹt xe ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành như dự án sân bay Long Thành, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa và các trục đường trên cao, đường sắt đô thị đã quy hoạch, thì việc thu hồi dải phân cách  ở đường Trần Quốc Hoàn thì phần nào giúp tăng dung lượng của mạng lưới đường xung quanh khu vực, góp một phần nhỏ kéo giảm ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, trong  quá trình “ô tô hóa”, lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh như hiện nay, có thể triển khai các giải pháp phi công trình như tổ chức mạng lưới xe buýt trung chuyển nhằm hạn chế lượng oto ra vào khu vực sân bay, kéo giảm ùn tắc giao thông tại đây.

“Trong giai đoạn trước mắt, chúng ta tổ chức được những tuyến xe buýt trung chuyển. Những hành khách mà đi sân bay thì đến những cái điểm trung chuyển đó phía ngoài sân bay, lên một chuyến xe buýt cùng với hành lý và đi xe buýt trung chuyển đó vào trong nhà ga hành khách. Và đặc biệt khi mà chúng làm như vậy thì rất cần làn đường ưu tiên làn đường dành riêng cho những xe buýt trung chuyển đó để đưa khách ra sân bay”, TS Phan Lê Bình cho biết.

Đường Hoàng Văn Thụ thường xuyên bị ùn ứ. Ảnh: Người lao động

Đường Hoàng Văn Thụ thường xuyên bị ùn ứ. Ảnh: Người lao động

Có thể thấy, việc xóa bỏ tiểu đảo cây xanh trên đường Trần Quốc Hoàn chỉ là giải pháp tình thế. Trong khi chờ đợi các dự án công trình hoàn thành trước mắt, TP cần nghiên cứu triển khai đồng bộ các giải pháp phi công trình để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông khu vực này.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận với nhan đề: “Giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: Cần một tổ hợp các biện pháp cụ thể và lâu dài”.

 Thời gian qua, tại khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất vào giờ cao điểm hay ra tình trạng ùn tắc giao thông. VOV Giao thông với chức năng là kênh tương tác với thính giả, luôn sát cánh cùng lực lượng cảnh sát giao thông, Trung tâm điều hành giao thông đô thị TP, Cảng vụ miền Nam, ACV và các đơn vị liên quan liên tục cập nhật diễn biến giao thông ở các khu vực này cũng như việc phân luồng, phân làn trên sóng radio FM91 mhz.

Từ đó giúp các lái xe và người đi đường và hành khách cùng nắm về tình hình giao thông để có hướng di chuyển cho phù hợp. Tuy vậy, do điều kiện cơ sở hạ tầng, đường sá không theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện cá nhân; nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nên tình trạng ùn tắc ở các điểm nút giao thông quanh khu vực sân bay luôn quá tải và căng thẳng.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay ngay các slot tại sân  đỗ nhiều lúc cũng luôn ở tình trạng  quá tải. Vào những lúc thời tiết xấu, nhiều máy bay không có chỗ đáp buộc phải quá cảnh qua các sân bay phụ cận chờ đợi; khiến hành khách ngao ngán. Riêng việc ùn tắc ở các đường giao thông xung quanh đã bàn nhiều, thực hiện nhiều giải pháp nhưng xem ra tình trạng vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Hiện nay, đường Phan Thúc Duyện, chạy song song với đường Cộng Hòa nối với đường Trường Chinh đang được gấp rút thi công. Hầm chui Trần Quốc Hoàn cũng đã khởi động được một số hạng mục. Nhà ga T3 cũng được bấm nút và thi công ngày đêm. Đây là những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm tháo gỡ các nút thắt về cơ sở hạ tầng ở ngay khu vực sân bay.

Nếu được đưa vào sử dụng, hành khách sẽ dồn về phía nhà ga mới; giảm tải cho nhà ga cũ. Khi đó lưu lượng người qua lại sẽ trải đều cho các tuyến đường phụ cận, tránh được khả năng tập trung vào một số tuyến nhất định. Việc dự kiến bỏ dải phân cách cây xanh trên đường Trần Quốc Hoàn sắp tới để giảm tải cũng là một giải pháp nhưng thực tế cũng chỉ mang tính tình thế, chưa lâu dài.

Do vậy, ngay lúc này, chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần gấp rút hoàn thành các hạng mục công trình theo yêu cầu về tiến độ và chất lượng cao nhất. Đường Hoàng Hoa Thám vào sân bay, hiện đã quy hoạch từ lâu nhưng giờ vẫn im lìm, chưa chuyển động cũng cần được sớm khởi công trở lại để giảm tải.

Nhà ga hiện hữu sân bay Tân Sơn Nhất là nhà ga chỉ có một lối ra vào duy nhất nên khi người ra sẽ vướng người vào;  tình trạng xung đột giao thông khi hành khách ra vào luôn xảy ra. Đó là chưa kể, nhiều lúc xe tắc xi, xe dù hoạt động lộn xộn, hành khách phiền lòng. Kể cả các tuyến xe buýt đưa đón khách dù đã mở nhưng vẫn chưa hiệu quả. Trong khi việc quản lý, điều hành việc  ra vào ở sân bay do nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị của TP.HCM và Trung ương cùng đảm nhiệm. Công tác phối hợp nhiều lúc không theo một đầu mối nên dẫn đến lúng túng, bị động.

Đã đến lúc, các đơn vị này cần có sự liên thông, liên kết chặt chẽ trong quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế. Xin cơ chế thu phí tự động không dừng thay vì thu thủ công vừa mất thời gian lại dễ gây ùn ứ. Để ngay trong sân bay đã hài hòa, không có cảnh ùn tắc hoặc mất trật tự an toàn giao thông.

Ở các điểm ùn tắc xung quanh khu vực sân bay, dù các lực lượng đã có sự phối hợp nhưng cần liên tục và nhịp nhàng hơn nữa. Khi xảy ra sự cố mất tín hiệu đèn, va chạm giao thông hay ùn tắc, lực lượng chức năng cần có mặt kịp thời để giải tỏa, phân luồng.

Người tham gia giao thông chú ý nắm bắt diễn biễn giao thông qua các phương tiện truyền thông để đưa ra các quyết định di chuyển phù hợp; tránh đi vào tâm điểm của vùng kẹt xe, khiến ùn tắc càng thêm trầm trọng.

Rõ ràng, ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay rất cần một tổ hợp các biện pháp cụ thể cả trước mắt và lâu  dài với sự phối hợp cao nhất, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và điều hành; cũng như sự đồng hành,chia sẻ của người tham gia giao thông thời gian tới. Từ đó mới mong các ách tắc về giao thông ở khu vực được giải tỏa.

Diễm Thúy - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.