Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Bồng con đến lớp, đôi tay mẹ bồng cả ước mơ

Lê Tấn Khoa : Thứ năm 22/12/2022, 15:53 (GMT+7)

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, Phạm Thị Nhí, sinh viên năm 3 ngành Hệ thống thông tin, trường Cao đẳng Cần Thơ, còn có vòng tay của ba mẹ, thầy cô, bạn bè và cộng đồng.

“Bản thân của mỗi chúng ta không thể chọn được nơi mà mình sinh ra, cũng không chọn được hình hài khi mình sinh ra... Nhưng chúng ta phải luôn lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt, chúng ta sẽ chạm được thành công mà mình mong muốn” – Đó là chia sẻ của Phạm Thị Nhí, sinh viên năm 3 ngành Hệ thống thông tin, trường Cao đẳng Cần Thơ.

Vốn kém may mắn hơn bạn bè đồng trang lứa khi gặp dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, cô sinh viên tuổi đôi mươi đã và đang cố gắng thật nhiều để vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân Nhí, còn có vòng tay của mẹ của ba, của anh chị, của thầy cô, của bạn bè và của cộng đồng.

Mỗi ngày, bà Ly, mẹ của Nhí đều đặn bế con vượt qua những bậc cầu thang để đến lớp học - Ảnh Báo Thanh Niên

Mỗi ngày, bà Ly, mẹ của Nhí đều đặn bế con vượt qua những bậc cầu thang để đến lớp học - Ảnh Báo Thanh Niên

Gia đình của bạn Phạm Thị Nhí ngụ tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Lúc còn học phổ thông, do gặp khó khăn trong việc đi lại nên Nhí thường được mẹ, anh trai và cả bạn học hỗ trợ đưa đến lớp. Còn hiện tại, bạn đang ở tại ký túc xá của trường Cao đẳng Cần Thơ để thuận tiện cho việc học.          

PV: Chào Nhí! Để mở đầu câu chuyện, giúp mọi người hiểu hơn về em, em có thể cho anh biết là trong ký ức tuổi thơ của mình, em đã đối diện như thế nào với vấn đề sức khỏe của bản thân?

Bạn Phạm Thị Nhí: Lúc nhỏ khoảng 4-5 tuổi, em biết nói chuyện, biết ý thức về mọi thứ, em nghĩ mọi thứ cũng đơn giản. Lúc đó em hay cười lắm, hay nghĩ một cách lạc quan. Nhưng đến khi em nghe mọi người xung quanh nói chuyện với ba mẹ là nên gửi em vào trường khuyết tật, lúc đó em mới nghĩ là em không giống với các bạn đồng trang lứa. Lúc đó, em buồn và em bắt đầu sống theo một cách tự ti, mặc cảm, khép nép...

PV: Rồi đến khi lớn hơn xíu, lúc em bắt đầu đi học thì sao?

Bạn Phạm Thị Nhí: Lúc đó em không được học mẫu giáo, năm em 7 tuổi thì được vào lớp 1. Em học lớp 1, 2 trong chùa ở xóm. Lúc đó thì mẹ và anh Tư bế em, trường cũng gần nhà.

PV: Việc đi lại thì nhờ mẹ và anh hỗ trợ, còn việc học, nhất là khi viết chữ thì như thế nào vậy Nhí?

Bạn Phạm Thị Nhí: Lúc nhỏ em viết chữ đẹp lắm, em nhớ là năm lớp 2, em luyện thi vở sạch chữ đẹp và đạt giải nhì của huyện. Năm lớp 3, chuẩn bị đi thi tỉnh, anh Ba rước em đi học về bằng xe đạp, bị mưa, trường trơn nên em té gãy tay phải. Từ đó em viết chữ không được đẹp nữa...

PV: Đếp lớp, gặp nhiều bạn bè, cảm giác lúc đầu của em như thế nào?

Bạn Phạm Thị Nhí: Lúc đó em không cởi mở được với các bạn. Cũng có một số bạn hiểu rõ về mình, các bạn có thể chơi cùng, tiếp xúc với mình một cách hòa đồng, thận thiện nhất. Nhưng mà còn một số bạn chưa hiểu rõ về mình thì cũng xa lánh. Lúc đó em vẫn còn mặc cảm, tự ti nhiều lắm.

PV: Rồi đến khi nào thì Nhí mới thực sự vượt qua được rào cản tâm lý của bản thân?

Bạn Phạm Thị Nhí: Lúc nhỏ thì mình suy nghĩ cũng chưa chín chắn. Tới khoảng năm lớp 12, em mới suy nghĩ là em phải thay đổi chính bản thân mình. Em hòa đồng với bạn bè để cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Phía sau mình vẫn còn ba mẹ và anh chị luôn yêu thương mình. Em bắt đầu cởi mở, hòa đồng hơn với bạn bè, tiếp xúc nhiều hơn và lạc quan hơn.

PV: Có lẽ không ít quý thính giả nghe chương trình lúc này sẽ quan tâm đến những khó khăn và cả thuận lợi mà em gặp trong quá trình học. Em có thể chia sẻ thêm về điều này?

Bạn Phạm Thị Nhí: Hầu như em không thấy khó khăn. Nếu như em tiếp thu chậm hơn so với các bạn thì em có thể hỏi giảng viên hoặc hỏi bạn bè giải thích lại. Hoặc có khi tối về em học thêm. Em cảm thấy mọi thứ nếu như mình cố gắng thì sẽ được... Còn thuận lợi đối với em là thầy cô ở trường tạo mọi điều kiện để việc học tập của em được thuận tiện như các bạn.

Bà Ly bế Nhí từ ký túc xá qua lớp học, từ giảng đường này sang giảng đường khác... để cô gái bị nhiễm chất độc da cam được chạm đến ước mơ - Ảnh Báo Thanh Niên

Bà Ly bế Nhí từ ký túc xá qua lớp học, từ giảng đường này sang giảng đường khác... để cô gái bị nhiễm chất độc da cam được chạm đến ước mơ - Ảnh Báo Thanh Niên

PV: Nói về tương lai, em ấp ủ cho mình dự định hay ước mơ gì?

Bạn Phạm Thị Nhí: Em muốn sau khi ra trường, mình sẽ trở thành một cô lập trình viên giỏi, có một công việc ổn định. Em có thể trước mắt là lo được cho bản thân để không là nỗi lo âu của ba mẹ và có thể một phần lo phụng dưỡng cho ba mẹ về sau.

PV: Cảm ơn Nhí đã chia sẻ cùng chương trình! Chúc em nhiều sức khỏe, sớm thực hiện được ước mơ trở thành một cô lập trình viên giỏi và hy vọng em sẽ luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời như thế này! 

Sau buổi học sáng, Nhí về lại phòng ký túc xá cùng với mẹ. Những ngày cuối năm, tiết trời chuyển lạnh, nghe giọng của Nhí là có thể đoán được sức khỏe của em không được tốt như mọi ngày. Nhí cho biết, em vừa khỏe lại sau một vài hôm bị cảm, một phần cũng do phổi của em đã không khỏe từ lúc em còn nhỏ. Trước khi bắt đầu câu chuyện cùng phóng viên chương trình, Nhí đề xuất cho mẹ được chia sẻ trước vì buổi chiều mẹ còn phải làm việc...

Ở tuổi ngoài 50, bà Thị Ly, mẹ của Nhí cho biết đã lên ký túc xá ở cùng con để tiện việc chăm sóc cho em. Gia đình có 4 người con, sức khỏe của 3 người con đầu đều tốt, duy chỉ có cô con gái út là Nhí không may bị dị tật bẩm sinh.

Ngày Nhí mới bắt đầu đi học, bà Ly và các anh trai của Nhí thường thay phiên đưa em đến lớp. Có giai đoạn em học trường ở xa, bà Ly bồng em xuống vỏ lãi, di chuyển trên sông mấy chục phút mới tới bến đỗ. Tiếp đó thì mẹ của Nhí bồng em lên bờ, nhờ bạn bè hỗ trợ đưa em vào lớp. Thế là mỗi ngày đi học của Nhí không thể thiếu đôi bàn tay của mẹ...

"Cô không biết chạy xe nên chạy vỏ máy (vỏ lãi) đưa Nhí đi học, khoảng 40 phút. Cũng xa xa, hẹn bạn của Nhí đón ở bến ngay chợ Vị Thủy. Bạn của Nhí có xe, đón rước vô trường dùm".

Thấm thoát cũng đến ngày Nhí học hết cấp 3, em thi đậu vào ngành Hệ thống thông tin của Trường Cao đẳng Cần Thơ. Thương con, ba mẹ em cũng quyết định ráng làm sao cho con có được tương lai tốt hơn. May mắn nhờ sự hỗ trợ từ nhà trường, cả hai mẹ con được sắp xếp ở cùng tại phòng ký túc xá của trường. Mẹ bồng Nhí đến lớp học rồi quay trở lại với công việc là quét dọn, chăm chút không gian tại ký túc xá. Nhờ vậy mà Nhí tiếp tục duy trì việc học, hai mẹ con lại được ở gần nhau.

Không chỉ là câu chuyện nhiều cảm xúc từ hình ảnh mẹ bồng con gái đến lớp mà nhiều giá trị nhân văn khác cũng đã được thể hiện ở vai trò của nhà trường trong việc tiếp sức cho Nhí trên con đường học tập. Theo chia sẻ của thầy Phạm Văn Toàn, Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Cần Thơ, nhờ sự vận động của nhà trường, sự giúp sức của các mạnh thường quân, đơn vị hỗ trợ mà Nhí đã có được chiếc xe điện để tiện việc đi lại, có thêm học bổng để duy trì việc học. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để Nhí có thể yên tâm tự mình đến lớp mỗi ngày như bao bạn bè khác:

"Do Nhí bất tiện trong đi lại nên nhà trường cũng bố trí cho Nhí ở ký túc xá ở tầng trệt, để dễ di chuyển nhất. Lối đi vào của bạn (đi bằng xe điện), nhà trường làm hẳn một lối đi tráng bê tông cho bạn để tiện lợi cho bạn di chuyển vào phòng học. Đối với các phòng học của Nhí cũng được ưu tiên bố trí ở các tầng trệt".

Mọi hoạt động của Nhí từ đi đứng, sinh hoạt, học tập đều cần sự giúp đỡ của mẹ - Ảnh Báo Thanh Niên

Mọi hoạt động của Nhí từ đi đứng, sinh hoạt, học tập đều cần sự giúp đỡ của mẹ - Ảnh Báo Thanh Niên

Ở quê nhà, ba của Nhí vẫn cần mẫn lo cho mấy công đất ruộng, trong khi mẹ của em thì vẫn ngày ngày chăm sóc con gái. Xung quanh Nhí còn có thầy cô, bạn bè, những nhà hảo tâm sẵn sàng đồng hành, tiếp thêm động lực phấn đấu. Cô gái nhỏ hay rụt rè của ngày nào giờ đã tự tin hơn để có thể truyền năng lượng sống tích cực đến với mọi người:

"Bản thân của mỗi chúng ta không thể chọn được nơi mà mình sinh ra, cũng không chọn được hình hài mà mình sinh ra lúc ban đầu. Nhưng mình phải luôn lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt, chúng ta sẽ chạm được thành công mà mình mong muốn".

Phạm Thị Nhí đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều bạn sinh viên của trường Cao đẳng Cần Thơ bởi ý chí, sự nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Theo dự kiến, tháng 3 năm sau, Nhí sẽ tốt nghiệp ra trường. Nhìn lại hành trình đã qua, từ những ngày được mẹ bồng trên tay để đến lớp cho đến khi nụ cười nở trên môi của cô sinh viên vui vẻ, bản lĩnh như lúc này, Nhí càng có thêm niềm tin vào chặng đường phía trước.

Hơn hết, bên cạnh sự nỗ lực của Nhí, không thể không kể đến ý chí “không từ bỏ” của những người thân yêu bên cạnh em. Trong một bức ảnh ngày Nhí trở thành 1 trong 5 sinh viên được Hội sinh viên TP Cần Thơ tuyên dương danh hiệu "Sinh viên Cần Thơ - Những câu chuyện đẹp" năm 2020, vẫn là đôi bàn tay của mẹ một bên ôm Nhí thật chặt, một bên nâng cao bằng khen của con gái mình. Thành quả mà Nhí gặt hái được cũng là món quà dành cho mẹ, cho gia đình: Bồng con đến lớp, đôi tay mẹ bồng cả ước mơ...  

"Mong ước của cô là Nhí ra trường có nghề nghiệp ổn định, có thể lo cho bản thân là cô mừng".

"Đối với trường hợp của Nhí, mọi người ở trường, các bạn sinh viên đều nhìn Nhí với một cảm giác ngưỡng mộ và mong muốn được hỗ trợ bạn – một người mang đầy ý chí, nghị lực để học tập".

Qua câu chuyện thì mình được biết là bạn Nhí có một nghị lực rất lớn. Một người bình thường là nữ thì học lập trình đã rất là khó khăn rồi. Bạn Nhí lại khuyết tật nữa, nhưng bạn cũng đã học năm 3 rồi, sắp ra trường, mình rất ngưỡng mộ bạn. Mình chúc cho bạn hoàn thành được con đường học tập của mình và sau khi trường sẽ thực hiện được ước mơ trở thành một nữ lập trình viên như bạn mong muốn.

Lê Tấn Khoa /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM cần chủ động trước diễn biến của đỉnh triều cường

TP.HCM cần chủ động trước diễn biến của đỉnh triều cường

Tuần qua TP.HCM liên tục mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, các giao lộ bị tê liệt vì tình trạng kẹt xe, những dòng xe nối dài chật như nêm không thể nhúc nhích.

Phạt nguội và đăng kiểm

Phạt nguội và đăng kiểm

Lâu nay chúng ta đã quen với việc chủ của các phương tiện giao thông, mỗi khi mang phương tiện đi đăng kiểm đều không thể không thực hiện một thủ tục, là kiểm tra lỗi phạt nguội. Tuy nhiên, về nguyên tắc, chủ thể vi phạm luật giao thông không phải phương tiện, mà là người điều khiển phương tiện.

“Ôi… lại phố đi bộ”

“Ôi… lại phố đi bộ”

Phố đi bộ không chỉ là không gian văn hóa du lịch, mỗi tuyến phố lại mang trong mình một nét đặc trưng riêng để thu hút du khách. Thế nhưng, phải chăng Hà Nội đang có quá nhiều phố đi bộ khiến người dân bị “bội thực”?

Quy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc độ cao

Quy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc độ cao

Như VOV giao thông đã đề cập, sự xuất huyện của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam trong thời gian tới tác động đến hoạt động vận tải đường sắt, đường hàng không. Ngoài ra, với hơn 20 nhà ga đặt tại các tỉnh, thành, tuyến đường sắt tốc độ cao cũng sẽ tái cấu trúc đô thị tại các khu vực này.

Luật Đất đai 2024 có ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ thuế?

Luật Đất đai 2024 có ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ thuế?

Với nhiều chính sách mới được sửa đổi, bổ sung, Luật Đất đai 2024 có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực thuế.

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

Việt Nam thuộc top 26 quốc gia thiếu i ốt và tỷ lệ thiếu kẽm, sắt ở dưới mức khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về não bộ và thể chất đối với trẻ em trong tương lai.

Sắp có dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc

Sắp có dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc

Sẽ có dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là nội dung của 1 trong 10 văn kiện hợp tác quan trọng giữa Việt Nam - Trung Quốc đã được trao vào vào cuối tuần qua.