Giá xăng dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 20/3, giá xăng bật tăng trở lại. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 6 lần, giảm 6 lần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.
Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.
Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Các địa phương cần rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vắc xin phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.
Bộ Y tế đề nghị theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn các tỉnh, thành, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp...
Các địa phương cần đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ cở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo Bộ Y tế, 5 khu vực cần tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp gồm: Các cơ sở giáo dục; cơ sở y tế; các cụm, khu công nghiệp; các địa điểm du lịch, trung tâm thương mại; các khu vực công cộng tập trung đông người.
Người dân được khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm; tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Tại 5 khu vực này, ban quản lý cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh./.
Trong kỳ điều chỉnh ngày 20/3, giá xăng bật tăng trở lại. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 6 lần, giảm 6 lần.
Thính giả Chí Thành (Hà Nội) hỏi: "Tôi có thói quen khi đi xe máy hay cố vượt đèn vàng? Hành vi này của tôi có vi phạm hay không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?"
Rào chắn tùy tiện, những biển báo rỉ sét, mất chữ, những biện pháp tình thế lạ đời như căng dây cùng biển cấm đỗ xe... Mối nguy mất an toàn giao thông hiện hữu trong mắt người dân, người đi đường, khả năng kết nối giao thông hạn chế…
TNGT giảm sâu, vi phạm giao thông cũng giảm đáng kể trong 2 tháng đầu năm - đó là những tác động tích cực do Nghị định 168 đem lại. Tuy vậy, khi đã xuất hiện tình trạng “nhờn luật”, đòi hỏi sự vào cuộc một cách quyết liệt, thường xuyên, tạo sự thay đổi một cách căn bản, bền vững.
Trước thông tin tòa nhà "Hàm cá mập" tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ được tháo dỡ, đông đảo người dân và du khách đã đổ về đây tham quan, chụp ảnh, gây tình trạng tập trung đông người, dừng đỗ phương tiện sai quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự, an toàn giao thông.
Thời gian gần đây, một số tài xế phản ánh, dù không gửi xe vào bãi, nhưng vẫn bị quẹt thẻ thu phí không dừng để thu phí.Vậy, cơ chế nào kiểm soát rủi ro, tránh trục lợi khi triển khai thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt? Chủ xe, chủ phương tiện cần làm gì khi bị thu phí không đúng?
Hàng loạt dự án giao thông tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) được triển khai trong năm 2025. Trong đó có nhiều công trình trọng điểm được người dân mong chờ sớm hoàn thành.