Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Để thanh thiếu niên an toàn trên không gian mạng, bố mẹ cũng cần phải nâng cao năng lực số của mình. Đó là nhận định của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam xoay quanh chủ đề này.
PV: Đúng là chúng ta không thể “tuyệt giao” những đứa trẻ với internet, mạng xã hội bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng xã hội, thưa ông?
PGS.TS Trần Thành Nam: Việc bắt nạt trên mạng xã hội không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề của thế giới.
Tất cả những biểu hiện như rình rập trên mạng, chọc ghẹo trên mạng ... hầu hết người trẻ không nhận ra. Có rất nhiều trường hợp, các bạn giải thích đó chỉ là tán tỉnh thôi, đấy chỉ là trêu ghẹo thông thường thôi. Trong khi đó, hành vi này ở Nhật Bản đã được gọi là “rình rập trên mạng” và Nhật Bản có hẳn một đạo luật để chống hành vi này.
Vậy bố mẹ cần phải làm gì? Bố mẹ cần trang bị cho con để con nhận diện được tất cả những biểu hiện của bắt nạt trên mạng. Bên cạnh đó, cần dạy con ứng phó phù hợp với các hành vi bắt nạt trên mạng.
Khi bị bắt nạt trên mạng, cách thức tốt nhất là không phản hồi, đẩy lại sự hoang mang cho người bắt nạt. Mọi người thường có xu hướng dạy con cái là chống đối trở lại một cách “hung hăng” hơn. Điều này thường có tác dụng ngược trở lại.
Bước tiếp theo là lưu lại bằng chứng thông tin và báo cho những người quản lý mạng xã hội trong “chế độ báo cáo” của facebook, tiktok, youtube... hoặc chặn (block) tương tác mang tính chất bắt nạt. Cuối cùng là báo cáo cho người lớn có trách nhiệm, bao gồm giáo viên, bố mẹ hoặc cơ quan chức năng, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 nếu sự việc ngoài tầm kiểm soát và nghiêm trọng.
PV: Nhưng không phải bố mẹ nào cũng có đủ năng lực số?
PGS.TS Trần Thành Nam: Khi con còn nhỏ, bố mẹ thường đưa cho con một thiết bị - thiết bị đó đóng vai trò như một người trông trẻ. Bố mẹ chủ quan nghĩ rằng, mạng xã hội có tiêu chuẩn cộng đồng là 13 tuổi các con mới được sử dụng, và dường như, khi các con vào cấp 1, bố mẹ thường không chú ý đến các năng lực thông tin cũng như năng lực sống an toàn trên không gian mạng này.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, đến lớp 3 học sinh được tiếp cận với môn Tin học nhưng chủ yếu là các vấn đề kỹ thuật nhiều hơn là tri thức bảo vệ bản thân các con, hoặc tương tác trên không gian mạng.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra, 9 tuổi là bố mẹ đã cho con sử dụng tự do các thiết bị công nghệ, thậm chí, bố mẹ còn cho con vào sử dụng tài khoản mạng xã hội của bố mẹ, hoặc lập cho con một tài khoản mạng xã hội riêng ... Nhưng bản thân bố mẹ cũng không có năng lực số nên cũng không trang bị được cho con những kỹ năng đó.
Đứa trẻ sinh ra đã là công dân số. Còn thế hệ phụ huynh cũng chưa khai thác được hiệu quả nội dung, tính năng không gian số và không đủ thời gian để tìm hiểu hay bên cạnh con để dạy cho con năng lực số trước khi đưa cho con một thiết bị.
Bố mẹ cũng cần phải được trang bị kiến thức đâu là mật khẩu an toàn? Nhiều bố mẹ vẫn sử dụng mật khẩu cho email của mình và con gồm tên, ngày sinh, ngày cưới....
Ngoài ra, mọi người ít chú ý đến “dấu chân số” trên mạng xã hội. Đó chính là những hình ảnh của chúng ta được tiết lộ trên không gian mạng. Nghiên cứu cho thấy, “dấu chân số” bị lộ của trẻ em trên không gian mạng cũng đang càng ngày ở độ tuổi càng nhỏ và thật khó để kiểm soát.
Nếu chúng ta cứ vô tư đưa hình ảnh con của chúng ta từ khi rất nhỏ lên không gian mạng thì sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, không lường trước được. Chẳng hạn như một ngày nào đó, “dấu chân số” sẽ bị kẻ xấu lợi dụng cho một ý đồ không chính đáng, không lành mạnh và có thể gặp rắc rối.
Nên hãy suy nghĩ và cân nhắc trước khi chia sẻ một nội dung trên mạng xã hội, đặc biệt là thông tin, hình ảnh của con mình.
PV: Vậy theo ông cần phải làm gì để ngăn chặn các nguy cơ tương tác trên mạng xã hội đối với thanh thiếu niên?
PGS.TS Trần Thành Nam: Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ tiếp cận với “thế giới ảo” trung bình vào khoảng 9 tuổi, nhưng đến 13 tuổi thì mới có thể tiếp cận với các năng lực cơ bản đầu tiên của việc sống an toàn trên “không gian ảo”.
Đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều sinh viên cũng chưa đầy đủ các năng lực số để có thể khai thác một cách hiệu quả những thông tin ở trên mạng phục vụ cho việc học tập, phát triển bản thân của mình.
Vì vậy, song song với các chính sách để bảo vệ những người trẻ tương tác lành mạnh trên không gian số, cần phải giúp cho cộng đồng nhiều hơn những kỹ năng nhận diện tin giả, email lừa đảo, có kỹ năng để khai thác và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, đánh giá thông tin và kiểm tra chéo các nguồn.
Tuy nhiên, ngay từ khi lớp 1, cũng đã phải xây dựng và cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản liên quan đến năng lực số rồi. Ví dụ như nhận diện thế nào là thông tin riêng tư, thế nào là thông tin có thể chia sẻ được. Và cũng phải hướng dẫn cho các em biết thế nào là mật khẩu an toàn, hoặc ứng xử khi tiếp xúc với một thông tin làm cho mang lại cảm xúc hơi tiêu cực, lo lắng, sợ hãi.
Từng độ tuổi một sẽ có những giới hạn cho việc thời gian sử dụng các thiết bị màn hình trong ngày cần phải tuân thủ để đảm bảo sự phát triển của các em. Ví dụ như, dưới 6 tuổi, về cơ bản là không được tiếp cận với internet và tiếp cận với thiết bị màn hình phải có sự giám sát của bố mẹ 24/24h. Từ 6 tuổi cho đến hết cấp 1, các em chỉ nên tương tác tối đa 2 tiếng/ngày.
Ở các cấp học lớn hơn, các em cũng chỉ nên sử dụng 6 tiếng/ngày, sử dụng nhiều hơn được coi là đã phụ thuộc hoặc nghiện internet, mạng xã hội.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.