Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Bất chấp tranh cãi, thành phố đầu tiên ở Mỹ chính thức thu phí ùn tắc giao thông

Hoàng Anh: Thứ hai 10/02/2025, 20:04 (GMT+7)

New York trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ áp dụng phí tắc nghẽn giao thông, từ ngày 5/1/2025. Đây được xem là một bước tiến trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí tại thành phố đông dân nhất của Mỹ.

 

New York trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ áp dụng phí tắc nghẽn giao thông, từ ngày 5/1/2025. Ảnh: AP

New York trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ áp dụng phí tắc nghẽn giao thông, từ ngày 5/1/2025. Ảnh: AP

500 triệu USD phí ùn tắc trong năm đầu tiên

Theo Cơ quan Quản lý giao thông vận tải đô thị New York (MTA), hầu hết ô tô sẽ phải trả phí 9 USD (khoảng 228.000 đồng) khi đi vào khu vực kinh doanh trung tâm của Manhattan.

Đây là mức phí cao nhất, áp dụng trong khung giờ 5-9h các ngày trong tuần và 9-21h vào cuối tuần. Ngoài các khung giờ này, mức phí giảm 75% xuống còn 2,25 USD (57.000 đồng).

Xe tải và xe buýt sẽ phải trả tới 21,60 USD, và mức phí được giảm 75% vào ban đêm. Đối với chủ xe, phí chỉ được tính một lần mỗi ngày bất kể số chuyến đi. Taxi sẽ trả 0,75 USD mỗi chuyến trong khu vực Manhattan, trong khi các phương tiện đặt qua ứng dụng như Uber hoặc Lyft sẽ trả 1,50 USD mỗi chuyến.

Xe công vụ và xe cấp cứu, cứu hỏa, trường hợp khẩn cấp, lái xe có thu nhập thấp, xe buýt đưa đón học sinh và xe buýt công cộng, người có tình trạng sức khỏe không thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng được miễn phí.

Phí được thu thông qua hệ thống đọc biển số điện tử.

licongest250104_photos

Ông Janno Lieber, Giám đốc điều hành của Cơ quan quản lý giao thông đô thị (MTA), cho biết khoảng 400 làn đường của thành phố New York hiện được trang bị hơn 1.400 camera, hơn 110 điểm phát hiện vi phạm và hơn 800 biển báo.

"Đây là một hệ thống thu phí phức tạp chưa từng được thử nghiệm trước đây. Không giống như chỉ đi qua một bộ camera trên đường cao tốc, chúng tôi phải thực hiện một quy trình để xác định khi nào bạn vào khu vực, loại phương tiện bạn sử dụng, bạn có được miễn trừ hay không, và liệu bạn có đi trên các tuyến đường được loại trừ. Vì vậy, có một số quy trình mà chúng tôi phải thực hiện."

Cơ quan Giao thông Đô thị New York (MTA) cho biết chương trình này sẽ giảm 80.000 xe mỗi ngày, tương đương 11% lượng phương tiện, tại khu vực được coi là đông đúc nhất nước Mỹ.

Theo các quan chức địa phương, hơn 700.000 phương tiện ra vào khu vực trung tâm Manhattan mỗi ngày, kết hợp với tình trạng kẹt xe nghiêm trọng khiến tốc độ di chuyển trung bình chỉ còn 11km/h, giảm 23% so với năm 2010.

Mike Flynn, Quản lý khu vực New York của Tylin City Solutions và cựu Giám đốc kế hoạch vốn của Sở giao thông New York cho biết: “Khoảng 700.000 phương tiện đi vào khu vực trung tâm mỗi ngày. Đây là nhóm tài xế có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thu phí ùn tắc. Phần lớn, những tài xế này có thu nhập cao hơn so với những người sử dụng phương tiện công cộng. Khoảng 6 triệu người sử dụng hệ thống giao thông công cộng ở New York mỗi ngày.”

Ước tính sẽ thu được 500 triệu USD phí ùn tắc trong năm đầu tiên. Thống đốc New York, bà Kathy Hochul, cho biết số tiền này sẽ đầu tư vào hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt và các cải tiến giao thông công cộng.

Ước tính sẽ thu được 500 triệu USD phí ùn tắc trong năm đầu tiên. Ảnh: AP

Ước tính sẽ thu được 500 triệu USD phí ùn tắc trong năm đầu tiên. Ảnh: AP

Người dân bức xúc vì mức thu phí quá cao

Nhiều ý kiến cho rằng thu phí sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.

Gamal Elkosh, Chủ tiệm bánh NY Jumbo Bagels, người đi làm hàng ngày bằng ô tô đến cửa hàng của mình trong khu vực thu phí, nêu ý kiến: “Tôi qua cầu mỗi ngày và bị tính phí 9 USD. Nhân viên của tôi cũng vậy. Điều này thực sự quá nhiều, quá sức với tất cả mọi người. Và một điều nữa - mọi thứ sẽ tăng giá.. Nếu bạn bị tính 9 USD, phí giao hàng sẽ tăng lên 20 USD hoặc hơn, vì ai cũng muốn tận dụng. Và ai sẽ là người chịu thiệt hại? Chính chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai khác.”

Mặc dù đi làm bằng tàu điện ngầm từ Queens đến Manhattan nhưng Rosy Chauhan cũng cho rằng mức phí tắc nghẽn là quá cao: “Nhiều người làm việc ở trung tâm thành phố hoặc các nơi khác phải lái xe từ Connecticut, Staten Island hoặc Pennsylvania. Giờ đây, họ phải trả thêm tiền trong 5 ngày làm việc? Tôi nghĩ điều này không công bằng. 9 USD là quá nhiều.”

Trong cuộc khảo sát của Trường đại học Siena vào đầu tháng 12/2024, có tới hơn một nửa số người được hỏi phản đối kế hoạch này (51%), trong khi 29% ủng hộ và 20% còn lại chưa quyết định.

Hiệp hội Các tài xế taxi cũng không đồng tình dù các tài xế không phải trả phí trực tiếp nhưng khách hàng của họ sẽ bị tính phụ phí.

Một số tài xế taxi chia sẻ: “Công ty phải trả nhiều tiền hơn, khách hàng cũng tốn kém hơn. Điều này là một vấn đề lớn cho tất cả mọi người.”

“Tất cả những người đưa ra các quyết định này, họ không sống trong thành phố. Họ không biết chuyện gì đang xảy ra ở đây.”Trước New York, thủ London (Anh) đã thu phí tắc nghẽn từ năm 2003 và hiện thu mức phí 15 bảng Anh (khoảng 465.000 đồng).

Nhiều ý kiến cho rằng thu phí sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân. Ảnh: AP

Nhiều ý kiến cho rằng thu phí sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân. Ảnh: AP

Cần thêm thời gian để đánh giá tính hiệu quả

Bà Sarah Kaufman, Giám đốc Trung tâm Giao thông Rudin tại Đại học New York, cho biết kinh nghiệm từ các thành phố lớn khác trên thế giới cho thấy loại phí này ban đầu rất không được lòng người dân. Sau đó, người dân "bắt đầu đánh giá cao việc giảm ùn tắc và cải thiện dịch vụ giao thông công cộng. Hy vọng rằng điều này cũng sẽ xảy ra ở New York".

“Tổng thống Trump và những người khác trong chính quyền mới đã thảo luận rằng phí ùn tắc này là một thách thức đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các thành phố như London và Stockholm cho thấy không có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Khách hàng vẫn tiếp tục ghé thăm các cửa hàng trong khu vực, giao hàng đến đúng giờ hơn và lịch trình của nhân viên cũng ổn định hơn nhờ chương trình này.”

Theo số liệu thống kê sau hơn 1 tuần triển khai việc thu phí ùn tắc cho thấy lượng giao thông hàng ngày giảm 7,5%. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có ít hơn 43.000 ô tô đi vào khu vực thu phí.

Ngoài ra, thời gian di chuyển đã được cải thiện trong giờ cao điểm buổi sáng, nhanh hơn từ 30 đến 40%.

Theo MTA, số lượng người đi tàu điện ngầm dường như đã tăng nhẹ. Từ thứ Hai đến thứ Năm tuần trước, trung bình có 3,7 triệu lượt người đi tàu, so với 3,4 triệu lượt trong cùng những ngày trong tuần năm ngoái. Số lượng người đi xe buýt nhanh của MTA cũng tăng 6% so với tháng 1 năm ngoái.

Mặc dù vậy, người dân tại các khu vực ngoài vùng thu phí ùn tắc ở New York, như Upper West Side và Washington Heights, đang gặp khó khăn vì tình trạng thiếu chỗ đỗ xe và ùn tắc giao thông gia tăng. Nhiều người từ New Jersey đỗ xe ở các khu vực này để tránh phí 9 đô la khi vào trung tâm Manhattan, khiến tình hình vốn đã căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.

Do đó, các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm thời gian để đánh giá tính hiệu quả của việc triển khai thu phí ùn tắc tại New York, đặc biệt là khi chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump đi vào hoạt động.

Còn tại nước ta, mặc dù còn nhiều ý kiến băn khoăn, nhưng UBND TP Hà Nội vẫn trình HĐND thành phố Đề án giao thông thông minh, trong đó có nội dung về thu phí ô tô vào nội đô vào tháng 12/2024.

Theo đề án, sẽ có 100 trạm thu phí ở khu vực phạm vi ranh giới giữa ngoại thành và nội thành (được xác định từ đường Vành đai 3 trở vào). Mức phí được tư vấn đề xuất cho một lượt xe ô tô loại tiêu chuẩn (từ 12 chỗ ngồi trở xuống) đi vào nội đô để thành phố xem xét, phê duyệt là từ 50.000 - 100.000 đồng/lượt. Đề án kỳ vọng khi triển khai sẽ giảm được khoảng 20% lượng xe không có nhu cầu đi vào nội đô.

Trong khi đó, chính quyền TP.HCM cho biết sẽ nghiên cứu thu phí ôtô vào khu trung tâm sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác 7 tuyến metro vào năm 2035.

Theo kế hoạch của TP HCM, sau metro Bến Thành - Suối Tiên, từ nay tới năm 2035 hệ thống tàu điện sẽ mở rộng lên 355 km, gồm nối dài tuyến số 1 và từ số 2 đến 7. Mạng lưới này giúp vận tải hành khách công cộng ở thành phố đáp ứng 40-50% nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với metro, hệ thống buýt cũng sẽ phát triển đồng bộ. Khi đó, các biện pháp hạn chế xe cá nhân, bao gồm thu phí ôtô vào trung tâm mới dự tính thực hiện.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bắt 12 bảo vệ Khu công nghệ cao nhận tiền “bảo kê” cho xe quá tải chạy trong giờ cấm

Bắt 12 bảo vệ Khu công nghệ cao nhận tiền “bảo kê” cho xe quá tải chạy trong giờ cấm

Để cho các xe trên 3,5 tấn được lưu thông qua Khu công nghệ cao trong khung giờ cấm, tổ bảo vệ đã thu của mỗi doanh nghiệp khoảng 30 triệu đồng tiền “bảo kê”.

Không gửi xe vẫn bị thu phí, cơ chế nào kiểm soát rủi ro?

Không gửi xe vẫn bị thu phí, cơ chế nào kiểm soát rủi ro?

Những ngày qua, một số tài xế liên tục phản ánh họ không gửi xe vào bãi, nhưng vẫn bị nhân viên quét mã để thu phí. Một số trường hợp chủ xe ngay lập tức phản đối, đã được các nhân viên thu phí trả lại tiền.

Đỗ xe cổng bệnh viện Bạch Mai, biết vi phạm nhưng vẫn phải làm

Đỗ xe cổng bệnh viện Bạch Mai, biết vi phạm nhưng vẫn phải làm

Tình trạng lộn xộn, nhếch nhác tại các cổng bệnh viện là điều không khó để bắt gặp tại Hà Nội. Tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai (Giải Phóng, Hà Nội) vẫn tiếp diễn dù lực lượng chức năng liên tục ra quân xử lý.

5 thú vị về đường Nguyễn Trãi

5 thú vị về đường Nguyễn Trãi

Khám phá đường Nguyễn Trãi - tuyến đường huyết mạch bậc nhất Hà Nội với 5 cái "nhất" đầy thú vị.

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 đặt ra các mức xử phạt nghiêm khắc đối với vi phạm giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp và tài xế tuân thủ quy định, giảm thiểu tai nạn và vi phạm.

Hà Nội: Cháy tầng 4 khu tập thể, may mắn không có thương vong

Hà Nội: Cháy tầng 4 khu tập thể, may mắn không có thương vong

Vụ việc xảy ra vào trưa nay (18/3) tại Khu tập thể số 11 Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Quên gạt chân chống gây tai nạn: Xe máy bị phạt 14 triệu, trừ 10 điểm GPLX

Quên gạt chân chống gây tai nạn: Xe máy bị phạt 14 triệu, trừ 10 điểm GPLX

Thính giả Văn An (Hà Nội), gần đây nghe được thông tin rằng nếu điều khiển xe mà quên gạt chân chống có thể bị phạt tới 14 triệu đồng.