Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Bao giờ hết cảnh làm nông nghiệp chạy theo phong trào?

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ tư 22/02/2023, 14:52 (GMT+7)

Lâu nay, tình trạng nông dân trồng trọt theo kiểu tự phát, phong trào, không được quy hoạch chặt chẽ, khoa học, lựa chọn cây trồng chưa phù hợp đã không ít lần mang lại tác động tiêu cực đối với kinh tế nông nghiệp nói riêng, tình hình kinh tế - xã hội nói chung.

Với hơn 30 công đất, ông Nguyễn Văn Công ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trồng cam sành, sầu riêng và chanh không hạt. Trong đó, diện tích trong cam sành chiếm trên 60%. Tuy nhiên, số diện tích này ông đã trồng xen khoảng 300 gốc sầu riêng để lấy ngắn nuôi dài. Bởi gần đây, giá cam sành rớt thê thảm, từ khoảng 12.000 đồng/kg trước Tết Quý Mão xuống chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg mà vẫn không có nhiều người mua. Không riêng ông Công mà các nhà vườn trồng cam khác tại địa phương cũng đang buồn đến não ruột vì cầm chắc thua lỗ.

Ông Nguyễn Văn Công, chia sẻ: Cây cam giờ thấy cũng không mặn mà gì lắm. Bây giờ mình trồng rồi mình rửa cam chỗ sầu riêng cho nó trống trống một lỗ vậy đó. Lấy ngắn nuôi dài. Nông dân thì phải chịu thiệt rồi, thôi kệ đi chứ thị trường năm nay từ đâu tới đâu, khủng hoảng kinh tế, khổ thấy mồ luôn. Người dân không có tiền. Vùng này giờ muốn hết, từ hôm Tết đến nay đốn nhiều, phá bỏ, người trồng chanh, người lấy đất trồng mía, người lấy đất trồng đu đủ, đủ kiểu hết.

Trước tình trạng giá cam xuống thấp, càng làm càng lỗ, ông Nguyễn Phước Hải ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mấy hôm nay đang đốn bỏ toàn bộ gần 15 công cam sành đã 6 năm tuổi.

Theo ông Hải, những người có cam nhỏ, mới trồng 2, 3 năm thì cố gắng giữ, còn các vườn như ông thì đành đốn bỏ: Mình không có tiền thôi bỏ cho rồi chứ để càng đeo càng chết. Coi như lần này tôi lỗ đứt, bị vì bơm nước hôm hổm nặng chịu không nỗi luôn, cam nó rẻ, phân mắc rồi thuốc mắc nữa làm không ăn. Xót ruột lắm, bây giờ nếu đeo thì không được. Hồi đó phân 1 bao 500 mấy 600/bao, giờ nó tới 1 triệu mấy rồi mà cam thì nó rẻ. Phân thì nó rẻ mà cam thì không có ăn. 10 ngàn-11 ngàn có, lúc 15 ngàn -20 ngàn cũng có luôn mà giờ nó 5,7 ngàn vầy là chết rồi. 

Thời gian qua, cam sành đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân vùng ĐBSCL

Thời gian qua, cam sành đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân vùng ĐBSCL

Nói về lý do giá cam xuống thấp, ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Nguyên nhân giá giảm do cung vượt cầu cũng như giá thị trường hàng năm, thường giá nông sản có những năm giá cao thì nông dân lại đầu tư nhiều để năm sau bán được cao hơn. Nhưng mà khi nông dân tập trung đầu tư nhiều thì cung vượt cầu. 

Cách đây chừng 5 - 7 năm, lúc đó cam sành rất được giá, nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu. Giá cam sành có lúc lên tới 30, thậm chí 40.000 đồng/kg mà vẫn không đủ bán. Trước việc cam được giá như vậy nhiều nông dân nghĩ sẽ làm giàu được nhờ loại cây trồng này nên đã đầu tư trồng cam. 

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cho biết, diện tích cây ăn trái của tỉnh tăng rất nhanh. Hiện, toàn tỉnh có hơn 65.000ha trồng cây ăn trái, trong đó đang phát triển nóng là cây cam, mít và sầu riêng. Diện tích cam của tỉnh trên 16.500ha, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cây mít hiện trên dưới 4.000ha và cây sầu riêng cũng tăng rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Liêm, thông tin: Cục trồng trọt có xuống cảnh báo với địa phương, sản xuất cây cam “nóng” và phải có những khuyến cáo. Thật sự mà nói hiện giờ chúng tôi, ngành chuyên môn cũng thấy điều này. Chúng ta chỉ hỗ trợ giống, kỹ thuật, còn đầu ra thì chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ trong liên kết tiêu thụ với người dân. Chứ khuyến cáo ngưng thì địa phương không thể đưa ra khuyến cáo được.

Trước tình trạng sản xuất nông nghiệp vẫn theo chiều rộng, tự phát, tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường nên điệp khúc “được mùa, mất giá” xảy ra thường xuyên và câu chuyện giải cứu nông sản luôn là vấn đề nóng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, cho rằng, đây là quy luật kinh tế cung - cầu và phải khống chế quy luật này qua hai cách: Khi dư thừa thì phải tăng chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và chuẩn hóa sản phẩm nông sản để thị trường thông suốt. Do đó, giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa. Bộ Nông nghiệp nhận khuyết điểm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản. Chưa tổ chức lại sản xuất thì chưa thành công và đối mặt rủi ro khi không đồng nhất nguyên liệu một loại nông sản, và khi đó chưa đồng nhất thương hiệu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cũng cho biết: ĐBSCL màu mỡ, nhưng kiểm đếm lại vẫn là manh mún, dẫn đến hệ lụy rất nhiều. Nếu không tổ chức được ngành hàng sản xuất thì còn rủi ro, trong đó có vai trò địa phương. Bộ trưởng mong muốn các địa phương cùng vào cuộc để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được Thủ tướng phê duyệt đã xác định rõ chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường.

53

Lâu nay chuyện trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển kinh tế luôn là nỗi trăn trở của bà con nông dân. Theo lẽ thường, hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, thì bán được càng nhiều và thu được lợi nhuận càng nhiều. Thế nhưng, thị trường vận động theo quy luật cân bằng cung cầu và liên tục biến chuyển. Do vậy, rất cần một hướng đi mới, một định hướng rõ ràng cho nông dân chứ không thể để họ cứ mãi sản xuất tự phát, theo phong trào. 

Không thể phủ nhận, thời gian qua, nhiều nông dân khấm khá nhờ chuyển đổi từ diện tích vườn canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái có múi, trong đó có cây cam sành. Thế nhưng, việc sản xuất, lời lỗ sau mỗi vụ phụ thuộc lớn vào thị trường, bởi giá cả do quy luật cung - cầu quyết định. 

Mặc dù hiện nay đã có các đơn vị, doanh nghiệp đứng ra liên kết sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhưng số nông dân trồng cây ăn trái có múi ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, diện tích và sản lượng đang tăng trưởng “nóng” theo cấp số nhân nên rất dễ gặp cảnh bị rớt giá do thừa hàng, trong khi khâu chế biến, bảo quản trái cây sau thu hoạch còn khá yếu.

 với thực trạng trồng cây ăn trái theo kiểu tự phát, không theo quy hoạch trong thời gian qua, hơn bao giờ hết, các cấp, các ngành chức năng cần làm tốt hơn công tác quy hoạch, định hướng dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng miền, địa phương, gắn với nhu cầu thị trường và hỗ trợ, tạo gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng. Tăng cường công tác kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến lớn. Đồng thời thay vì chạy theo số lượng, người dân cần tăng về “chất” các loại trái cây để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Lúc này, người nông dân hãy là nông dân chuyên nghiệp, có tri thức, vừa có kiến thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế. Biết sản xuất sao cho tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất, mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, nông dân cần sản xuất theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, phải kiên định với loại cây ăn trái, cây trồng mà mình đã định hướng, đừng chạy theo trào lưu, để không phải rơi vào thảm cảnh trồng - rớt giá - chặt phá...Có như vậy mới tránh được nguy cơ “vỡ trận”  như đã diễn ra với các mặt hàng nông sản khác trong thời gian qua.

 

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

Vẫn tồn tại thủ đoạn 'Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa'

Vẫn tồn tại thủ đoạn "Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa"

Những ngày qua VOV Giao thông vẫn tiếp tục nhận được thông tin từ thính giả về tình trạng công khai quảng cáo dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền lừa đảo trên mạng. Đây là hoạt động có dấu hiệu lừa đảo khá rõ.