Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Bãi rác Đa Phước sai phạm, chuyển thông tin cơ quan điều tra

Phan Nhơn: Thứ năm 14/12/2023, 14:06 (GMT+7)

Sau tuyến bài điều tra “Rác lậu lại tuồn vào TP.HCM: Nghịch lý con đường của rác”, Phóng viên VOV Giao thông có cuộc đối thoại với ông Trần Nguyên Hiền - Trưởng phòng Quản lý Chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM để làm rõ trách nhiệm các bên liên quan.

PV: Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi Trường có văn bản số 5645/STNMT-CTR đề nghị Công ty Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam hay còn gọi công ty xử lý rác Đa Phước (viết tắt VWS) không tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An cho đến khi UBND TP.HCM có chủ trương đồng ý hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Long An. Vậy vụ việc được lặp lại thì quan điểm của Sở thế nào?

Ông Trần Nguyên Hiền: Việc này trước đây đã có văn bản Sở gửi cho VOV Giao thông từ tháng 11/2023, chúng tôi cũng nói rõ là trong thời gian này Sở đã có văn bản đề nghị công ty là không tiếp nhận, xử lý chất thải sinh hoạt tỉnh Long An cho đến khi UBND TP.HCM có chủ trương đồng ý hỗ trợ tiếp nhận.

Việc công ty Xử lý chất thải rắn Đa Phước vẫn hỗ trợ Long An tiếp nhận rác khi chưa có sự đồng ý của thành phố là SAI quy định. Và Sở đã có báo cáo UBND thành phố. Đó là văn bản trước đây cũng thông báo quan điểm rõ với VOV Giao Thông.

Bây giờ sau khi có phản ánh báo chí, cụ thể VOV Giao thông thì chúng tôi cũng có cuộc họp và yêu cầu các đơn vị, thứ nhất là các đơn vị thuộc sở, phòng ban, thanh tra Sở phối hợp tăng cường kiểm tra.

Đồng thời yêu cầu các quận huyện, đặc biệt là huyện giáp ranh như: Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi cũng phải tăng cường  kiểm tra. Và tiếp tục gửi nội dung trên cho Công an thành phố, cụ thể là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, buôn lậu, tham nhũng, môi trường...

Trong văn bản cũng đề nghị các bên có báo cáo gửi về Sở trước ngày 20/12/2023 để tổng hợp, sau đó Sở báo cáo với UBND TP.HCM để có phương án xử lý.

Ông Trần Nguyên Hiền - Trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Ông Trần Nguyên Hiền - Trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

PV: Trong phóng sự điều tra của VOV Giao thông có đề cập đến các xe ép rác có biển kiểm soát TP.HCM qua đem rác từ Long An về TP.HCM. Vậy trong vấn đề này chúng ta giám sát thế nào, cụ thể các xe có đăng ký, lắp đặt camera hành trình, thời điểm xuất xe....?

Ông Trần Nguyên Hiền: Hiện tại, công tác thu gom - vận chuyển rác được giao cho UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện. Họ tự lựa chọn các đơn vị, công ty môi trường công ích để đảm nhận nhiệm vụ thu gom rác.

Còn công ty Môi trường đô thị TP.HCM là một đơn vị cung ứng dịch vụ xử lý rác. Các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát của các địa phương về các khu xử lý rác.

Còn Sở có Ban quản lý các khu liên hợp lý chất thải, đơn vị này trực thuộc Sở, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động trong các khu liên hợp xử lý, kể rác chuyển vào xử lý. Vấn đề trách nhiệm đến đâu thì giờ cũng phải chờ văn bản báo cáo 20/12 tới đây mới trả lời được.

PV: Liên quan đến bài báo đăng tải, Khu xử lý Chất thải Đa Phước (VWS) có văn bản gửi đến UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên - Môi trường và Kênh VOV Giao thông khẳng định thông tin bài báo là “quy chụp, cẩu thả” làm ảnh hưởng uy tín đến công tác quản lý của Sở, UBND TP.HCM và công ty xây dựng 20 năm. Vậy quan điểm của Sở về nội dung bài báo có đúng sự thật, khách quan và nếu sai thì chỉ rõ để Kênh VOV Giao thông cải chính xin lỗi?

Ông Trần Nguyên Hiền: Đó là quan điểm của Khu xử lý chất thải Đa Phước (viết tắt VWS), còn với Sở, kênh thông tin báo chí rất là hữu ích.

Chúng tôi chưa xác định đúng hay sai, vì vậy để xác minh thông tin cùng những thông tin khác đã mời các bên liên quan họp để làm rõ và có hướng xử lý cụ thể.

PV: Người dân cũng đặt ra dấu hỏi rằng, “một con kiến, một bịch rác từ Long An qua TP.HCM thực tế rất khó”, vậy tại sao có nhiều cơ quan giám sát mà vẫn có tình trạng trên. Quan điểm của Sở từ đây cho đến 2025 sẽ có biện pháp thế nào?

Ông Trần Nguyên Hiền: Thứ nhất, rác lậu là trường hợp không được phép đem về xử lý, như vậy là không được phép. Đó là quan điểm rõ ràng, không bàn cãi gì nữa.

PV: Vậy sắp tới TP.HCM có chủ trương phối hợp hỗ trợ Long An xử lý rác?

Ông Trần Nguyên Hiền: Việc hỗ trợ cho các tỉnh, cụ thể là Long An xử lý rác hay không đó là thẩm quyền của UBND TP.HCM, điều này đã có văn bản gửi VOV Giao thông từ trước rồi.

Riêng việc UBND đang xem xét chỉ đạo chấp thuận thì mình mới tiếp nhận hỗ trợ xử lý, cái này đã quá rõ ràng.

PV: Vậy kể từ thời điểm này Khu Xử lý rác Đa Phước và Tây Bắc nhận rác của bất cứ địa phương nào thì đúng hay sai?

Ông Trần Nguyên Hiền: Đó là sai chủ trương của thành phố; và vì vậy tiếp tục mời các bên lên để làm việc.

Xe rác biển thành phố qua Long An chở rác về Đa phước

Xe rác biển thành phố qua Long An chở rác về Đa phước

PV: Tại sao Kênh VOV Giao thông gửi công văn liên hệ, yêu cầu phúc đáp trong vai trò chức năng nhiệm vụ trả lời thông tin báo chí đến giờ chậm trễ, mãi đến khi Văn phòng UBND yêu cầu cung cấp thông tin đúng quy định Sở Tài Nguyên và Môi Trường mới trả lời Kênh VOV Giao thông?

Ông Trần Nguyên Hiền: Xin thưa rằng, vừa qua Sở Tài nguyên và Môi trường trình tham mưu chính sách cho cuộc họp Hội đồng nhân dân và có tiếp nhận văn bản của Kênh VOV Giao thông. Vì vậy, song song hai việc nên có phần chậm trễ. Kênh thông tin báo chí rất quan trọng, hằng tuần chúng tôi đều có tham dự cuộc họp của Trung tâm báo chí đề thông tin các cơ quan.

Chúng tôi còn cảm ơn những thông tin này nữa. Sở dĩ thời gian qua ở góc độ chúng tôi có một số việc tham mưu chính sách cho thành phố. Còn việc thông tin trả lời báo chí quan trọng như nhau, Sở hiểu điều đó, không phải là chúng tôi chậm trả lời thông tin đâu.

Nhưng ngoài kênh báo chí chúng tôi cũng muốn nghe lại các thông tin các bên có liên quan trực tiếp, giám sát để có xử lý thỏa đáng. Cho nên việc phúc đáp thông tin có hơi chậm. Mong báo chí thông cảm.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời Kênh VOV Giao thông!

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h ngày 7/9 đã có nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.