Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

"Bác sĩ 91": Giá như có thể dang rộng đôi tay, níu giữ thêm nhiều sinh mệnh...

Mai Ngọc - Phan Nhơn: Thứ sáu 28/01/2022, 08:06 (GMT+7)

Khoảnh khắc cuối năm, “Bác sĩ 91” Trần Thanh Linh mở lòng mình với VOV Giao thông, để chia sẻ những tâm sự chất chứa trong anh suốt hai năm qua, mà chưa thể tỏ bày hết...

Giây phút bất lực nhất của bản thân, là cao điểm mỗi ngày mất đến 20 bệnh nhân. Nhìn những thi thể được đẩy ra nhà đại thể, phút giây ấy tôi chỉ biết “CHẾT LẶNG”.

Giây phút bất lực nhất của bản thân, là cao điểm mỗi ngày mất đến 20 bệnh nhân. Nhìn những thi thể được đẩy ra nhà đại thể, phút giây ấy tôi chỉ biết “CHẾT LẶNG”.

NÓI MỘT LẦN ĐỂ XIN ĐƯỢC
LÃNG QUÊN NHỮNG ĐỚN ĐAU, MẤT MÁT

Khoảnh khắc cuối năm, “Bác sĩ 91” Trần Thanh Linh mở lòng mình với VOV Giao thông, để chia sẻ những tâm sự chất chứa trong anh suốt hai năm qua, mà chưa thể tỏ bày hết: Nói một lần để được xin lãng quên những đau đớn, mất mát mà anh cùng đồng nghiệp và người dân đã trải qua...

Thưa bác sĩ Linh, anh đã đi rất nhiều các chiến trường từ Đà Nẵng đến Gia Lai rồi Bắc Giang, nhớ lại câu chuyện trước lúc xây dựng BV Hồi Sức, lúc đó,  kịch bản của TP.HCM  ứng phó cho 1.000 ca mắc, 5.000 ca mắc và rồi cao điểm 3.000 ca bệnh/ngày. Áp lực đè nặng thế nào thưa anh?

Tháng 5/2021, Bắc Giang đang đỉnh điểm của biến thể Delta, nhưng cũng chỉ quanh quẩn 6.000 ca F0.

Trở về từ Bắc Giang sau 3 tuần, khi đó TP.HCM rất nhiều F0 mà chúng ta không thể truy vết nổi. Đó là những nguy cơ, và chúng ta có thể tiên đoán được rằng F0 cộng đồng tăng thì về sau bệnh nặng sẽ tăng.

Về nhưng chưa từng nghỉ ngơi, ê-kíp liên tục cấp cứu ngoại viện đi đặt ECMO khắp thành phố. Khi đó đã hình dung được ngay kịch bản khốc liệt ở tương lai.

Nhận chỉ đạo thành lập Trung tâm Hồi sức và phụ trách bệnh viện 1000 giường, ê-kíp gần như phải xây dựng làm sao trong 2 ngày phải tiếp nhận bệnh nhân.

Gần như chúng ta không hình dung được BV 1.000 giường Hồi sức như thế nào? Triển khai cái gì, nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, phương án vận hành ra sao để nhận bệnh nhân an toàn nhất, trong khi số bệnh nhân mỗi ngày một tăng cao như vậy, đó là áp lực vô cùng lớn.

Nói về áp lực ở BV thiết lập bệnh viện 1.000 giường thì bác sĩ có thể chi tiết hơn thêm những công việc mà anh cùng đồng đội xoay sở, trong lúc cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực hồi sức thiếu thốn?

Ngày 12/7, mình nhận nhiệm vụ làm Phó giám đốc chuyên môn BV Hồi sức COVID-19. Một ngày sau, các lực lượng trộn lại của nhiều bệnh viện triển khai ngay vào công việc.

May thay cơ sở hạ tầng cung cấp oxy, hệ thống khí nén đã được thiết lập trước đó, giường bệnh có sẵn.

Song, để triển khai cho 1.000 thì hệ thống oxy sẽ không đủ, lúc đó chỉ có thể gánh 400 - 500 giường.

Ngày 14/7, bệnh viện bắt đầu nhận bệnh. Từng có kinh nghiệm ở các chiến trường nên gần như dự trù được, tiên đoán trước được khả năng số lượng bệnh nhân sẽ ra sao. Cần những trang thiết bị gì, cần uống thuốc men, máy móc gì thì trong vòng 1 ngày có thể vào guồng ngay.

1

Chúng tôi xây dựng bệnh viện theo quy trình cuốn chiếu, 1 khoa bệnh nặng kèm 3 khoa nhẹ tạo những vệ tinh xung quanh để cùng nhau gánh khi bệnh nhân trở nặng.

Trong vòng 2 tuần, được chi viện từ mọi miền, từ Bộ Y tế tất cả nhân viên gần như chạy, từ khoa này sang khoa khác.

Từ khu vực cấp cứu lên khu vực của 2 A hay 2B, để chi để mình cố gắng tìm được giường trống, mình rút được máy thở để tiếp nhận những bệnh nhân từ bên ngoài.

Chỉ 2 tuần đã nâng công suất 400 giường tiếp nhận bệnh, tạm thời giải quyết được một lượng bệnh nhân rất nặng có nơi điều trị.

Mỗi ngày có đến 60-70 bệnh nặng, nguy kịch liên tục ngưng hô hấp tuần hoàn. Chúng tôi nghĩ trong thâm tâm làm hết sức có thể, nhận chừng 30 - 40 cũng được nếu không thì bệnh nhân ở viện dã chiến sẽ chết hết.

ĐẮN ĐO, LỰA CHỌN
và... CHẤP NHẬN

Thưa bác sĩ, bao lâu mình lấp đầy bệnh viện theo phương án 1.000 giường?

Trong vòng hơn một tháng cho tới thời điểm đỉnh điểm, Bệnh viện Hồi sức-19 triển khai khoảng 800 giường bệnh chứ chưa triển khai tới 1000 giường.

Cao điểm nhất là 740 bệnh nhân nội trú. Hồi sức COVID-19 thuộc tầng 3 nên toàn bệnh nhân nặng và nguy kịch trở lên. Tính đến thời điểm này, chúng ta thu dung khoảng 5000 bệnh nhân nặng.

Đến giờ viện được thành lập 6 tháng và thật sự may mắn số bệnh nhân xuất viện và giảm độ về các tầng dưới là 68%. Song, con số tử vong ở BV Hồi Sức cũng lên đến 1000 ca.

Tính đến thời điểm này, chúng ta thu dung khoảng 5000 bệnh nhân nặng. Đến giờ viện được thành lập 6 tháng và thật sự may mắn số bệnh nhân xuất viện và giảm độ về các tầng dưới là 68%. Song, con số tử vong ở BV Hồi Sức cũng lên đến 1000 ca.

Tính đến thời điểm này, chúng ta thu dung khoảng 5000 bệnh nhân nặng. Đến giờ viện được thành lập 6 tháng và thật sự may mắn số bệnh nhân xuất viện và giảm độ về các tầng dưới là 68%. Song, con số tử vong ở BV Hồi Sức cũng lên đến 1000 ca.

Thật nhói lòng khi nghe con số tử vong... Đến giờ phút này, có một câu hỏi liên quan chuyên môn, trong lúc bác sĩ và đồng nghiệp tiếp nhận những ca nguy kịch, có lúc nào mình trăn trở đắn đo, chọn lựa chọn mang tính sinh tử thưa bác sĩ?

Nhiều lắm...

Tôi nhớ, khoảng gần khoảng cuối tháng 7, tức là lúc đỉnh điểm thì rất nhiều bệnh nặng, rất nhiều bệnh viện gọi cầu cứu. Bởi đây là nơi tập trung những kỹ thuật cao và đặc biệt là ECMO. Lúc đó, chúng tôi cấp cứu ngoại viện rất nhiều.

Nhiều khi nửa đêm xuống cả Củ Chi cấp cứu bệnh nhân trẻ, thai phụ vẫn còn em bé, thai phụ chưa sanh lẫn đã sanh để làm ECMO (hồi sức tim phổi) cấp cứu tại chỗ để mình mang về BV COVID.

Thật sự là khoảng thời gian đó, nếu các bạn đã sống ở Sài Gòn bao nhiêu năm, sinh ra và lớn lên, hoặc là đã sống, làm việc ở Sài Gòn mấy chục năm đều rất đau lòng.

Sài Gòn từng ồn ào nhộn nhịp bỗng dưng đường sá không có bóng xe nào hết, chỉ một vài xe cứu thương, một vài xe công vụ....

Sài Gòn vắng lặng, những ánh đèn, con đường trống vắng, không có tiếng âm thanh làm mình nhói lắm. Mình đau, nhìn cái cảnh tang thương đó mình không thể nào mà không rơi nước mắt được.

Bởi vì mình là người con của Sài Gòn. Bao nhiêu năm chưa từng chứng kiến như vậy.

Khi đến những bệnh viện dã chiến mình nhìn thấy nó vẫn giống như BV Hồi sức. Nhân viên y tế làm việc gần như là suốt ngày đêm vất vả, kiệt sức. Bệnh nhân nằm, rất nhiều bệnh nhân nặng nguy kịch, nằm la liệt. Đôi khi phải có sự chọn lựa những bệnh nhân đi cấp cứu.

Những bệnh nhân rất đặc biệt, đó là những thai phụ, những bệnh nhân trẻ. Nếu họ mất đi là ảnh hưởng cả gia đình hoặc là họ sống được tuổi đời của họ còn dài. Thành ra mình phải quyết định, cân nhắc trên từng dụng cụ, thuốc men thiếu thốn.

Có trường hợp chúng ta không thể dang tay ôm hết được, đành phải chấp nhận.

'Bạn đã sống ở Sài Gòn bao nhiêu năm, sinh ra và lớn lên, hoặc là đã sống, làm việc mấy chục năm; Sài Gòn từng ồn ào nhộn nhịp bỗng dưng đường sá không bóng xe, vắng lặng… nhìn cái cảnh tang thương đó mình không thể không rơi nước mắt...'.

"Bạn đã sống ở Sài Gòn bao nhiêu năm, sinh ra và lớn lên, hoặc là đã sống, làm việc mấy chục năm; Sài Gòn từng ồn ào nhộn nhịp bỗng dưng đường sá không bóng xe, vắng lặng… nhìn cái cảnh tang thương đó mình không thể không rơi nước mắt...".

BÁC SĨ LÀM BA NUÔI CON ĐƯỢC KHÔNG...

Bác sĩ đã từng kể về Sài Gòn trong những ngày tang thương bằng những đoạn clip ngắn  trên đường đi cấp cứu. Những trường hợp thai phụ mang song thai cấp cứu ban đêm đưa về BV COVID-19. Khoảnh khắc đó là câu chuyện của 3 sinh mệnh. Anh có thể kể câu chuyện này với chúng tôi?

Đó là một trong những trường hợp đầu tiên mà chúng tôi phải mang về đây làm ECMO tại Bệnh viện Trưng Vương. Đây là trường hợp thai phụ thai hiếm, họ phải thụ tinh trong ống nghiệm.

Bệnh nhân mang thai chỉ hơn 20 tuần, ê-kíp đưa từ BV Trưng Vương về, thời gian đầu thai phụ quyết liệt giữ con.

Chúng tôi biết đối với thai phụ mắc COVID, khi tổn thương phổi, đặc biệt còn em bé trong bụng là một trong những gánh nặng. Đây là một trong những nguy cơ làm cho bệnh nặng lên và có thể sẽ không cứu được cả mẹ và con.

Nhìn thấy quyết tâm của người mẹ, vẫn cố gắng giữ đứa con mình đủ ngày, đủ tháng để mổ bắt con. Điều đó là áp lực, nhân viên y tế vì vậy càng phải cố gắng. Cố kéo đến thai kỳ tuần 32 tuần, lúc này thai có dấu hiệu doạ sanh non phải mời bác sĩ BV Từ Dũ qua.

Mổ bắt con chỉ giữ được một bé sống đưa về và một bé không giữ được. Hạnh phúc chưa kịp tày gang, điều đau lòng là cuối cùng người mẹ nằm khoảng thời gian khá dài và phổi tổn thương, chúng tôi vẫn không cứu được. 

Đó là “CÁI ĐAU” nhất của mình, có lẽ có những lúc nó tạo một sự ám ảnh, ám ảnh của lực lượng y tế tại thời điểm đó. Có nhiều thứ không trọn vẹn…

4

Nhưng rồi cũng có những khoảnh khắc mà nó tiếp thêm tinh thần, động lực để mà mình tiếp tục những ngày tháng vượt qua bão lửa. Mình nhớ thai phụ Bảo Ngọc (29 tuổi), lúc đó thai 26 tuần con lần đầu chuyển từ BV Thủ Đức chuyển sang trong trình trạng thở máy, lọc máu đến 7-8 màng/ngày.

Bảo Ngọc là một trường hợp rất đặc biệt, thai phụ này còn trẻ, hồn nhiên, lúc nào cũng nở nụ cười rất tươi. Cô luôn hỏi khi con khoẻ lại, bác có thể làm ba nuôi con được không? Các anh chị ở đây có thể làm anh nuôi, chị nuôi được không?

Sau khi bệnh nhẹ chuyển sang khoa khác rồi tình cờ gặp lại bác sĩ Linh bệnh nhân khóc nức nở, vì cảm thấy lúc đó biết mình đã sống. Rồi gần đây cô gái đã sanh em bé đã chụp hình khoe với bác sĩ được xin lấy tên bác sĩ đặt tên cho con là  “Tuệ Linh”.

Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, lấy tên bác sĩ đặt tên cho con

Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, lấy tên bác sĩ đặt tên cho con

Có nữ đồng nghiệp là điều dưỡng, bác sĩ tham gia chống dịch sau đó mang thai rồi mắc COVID-19 nặng. Những cuộc điện thoại cầu cứu của Ban giám đốc vào nửa đêm. Chúng tôi đến và cố gắng hỗ trợ mổ sanh và đặt ECMO để đưa về.

Cuối cùng cả mẹ lẫn con đều sống. Những hình ảnh đó tiếp thêm rất nhiều hy vọng.

'Tôi cố gắng bước ra cửa, ngắm nhìn những bệnh nhân, những ông bà cụ xuất viện; để đón, để hứng những ánh sáng tươi mới; để tạo động lực và niềm vui cho mình… Chúng tôi không thể gục ngã, không thể buông xuôi và không cho phép mình buông xuôi'.

"Tôi cố gắng bước ra cửa, ngắm nhìn những bệnh nhân, những ông bà cụ xuất viện; để đón, để hứng những ánh sáng tươi mới; để tạo động lực và niềm vui cho mình… Chúng tôi không thể gục ngã, không thể buông xuôi và không cho phép mình buông xuôi".

Bác sĩ nói về những điều lạc quan, niềm tin và động lực. Nhưng khi chúng tôi vào thấy áp lực ngàn cân đè xuống tinh thần nhân viên y tế. Vậy có khi nào anh thấy mình kiệt sức, muốn gục ngã….?

Tầm cuối tháng 7 và 8/2021 gần như nhiều đêm tôi không ngủ, cứ chập chờn đến khi đuối mới thiếp đi. Bệnh chuyển vào toàn nặng và nguy kịch. Rồi hai cái điện thoại cá nhân thành hai đường dây nóng, cứ reo suốt 24/24.

Nhiều anh em trưởng các khoa, phòng vẫn ở lại khu vực bên ngoài. Để khi mình tiếp nhận bệnh nhân khi có sự cố nặng xử lý, sắp xếp giường bệnh để tiếp nhận bệnh nhân ngoài. Tất cả mệt nhoài cả thể lực lẫn tinh thần.

Nhiều cuộc gọi trách móc, oán trách. Ngay cả đồng nghiệp gọi bảo tại sao anh không nhận bệnh cho chúng tôi? Tại sao bệnh viện 1.000 giường sao không tiếp nhận?  Nhiều đồng nghiệp từ BV Dã chiến gọi, nếu anh không nhận nữa bệnh nhân em chết hết mất thôi.

Chúng tôi không thể tiếp nhận được nữa...

Mình hiểu những oán trách đó, bởi họ cũng chịu áp lực khủng khiếp. Nhiều đồng nghiệp kiệt sức cũng phải gắng vượt qua giới hạn thể chất lẫn tinh thần.

Giây phút bất lực nhất của bản thân, là cao điểm mỗi ngày mất đến 20 bệnh nhân. Nhìn những cái xác đẩy ra nhà đại thể, phút giây ấy tôi chỉ biết “CHẾT LẶNG”.

Chưa lúc nào thấy bất lực với bản thân và thấy mình không làm được gì nữa. Lúc đó, chỉ muốn cố gắng nghĩ tới những điều tích cực.

Mệt mỏi về tinh thần, mình cố gắng lên các khoa nhẹ hơn để nhìn và tìm những tia hy vọng. Mỗi sáng cố gắng bước ra cửa số 4 để ngắm nhìn những bệnh nhân, ông bà cụ xuất viện để hứng những ánh sáng tươi sáng, để tạo động lực niềm vui cho mình.

Bệnh nhân đang rất cần và chờ đợi nhân viên y tế. Nên chúng tôi không thể gục ngã, buông xuôi và không cho phép mình buông xuôi.

Tôi muốn quên đi điện thoại, 2 cái số cá nhân thành 2 đường dây nóng. Trong đó, hiện còn rất nhiều tin nhắn, có sự mang ơn, có có sự trách móc...

Tôi muốn quên đi điện thoại, 2 cái số cá nhân thành 2 đường dây nóng. Trong đó, hiện còn rất nhiều tin nhắn, có sự mang ơn, có có sự trách móc...

2 NĂM BIỀN BIỆT, NHẬN TIN NHẮN NHÀ BÌNH YÊN,
LÀ ĐỦ

Bác sĩ Linh nhắc đến câu chuyện đau lòng,  có thời điểm mà một ngày chúng ta đã mất 20 bệnh nhân. Trước khi tiễn đưa họ, các bác sĩ đã làm điều gì để sự ra đi được dịu êm...?

Thật sự khoảng thời điểm ấy căng thẳng lắm. Tại viện bệnh nhân ra đi rất nhiều, kể cả viện khác. Bệnh nhân COVID-19 thường ra đi trong sự cô đơn, bệnh bình thường còn có người thân ở bên đằng này thì không. Từ lúc vào viện đến khi ra đi chỉ có nhân viên bên cạnh hoặc tình nguyện viên thôi.

Những trường hợp nặng nguy kịch ban đầu khá hơn mình cố gắng gọi điện cho người thân họ để được nói chuyện. Còn BN nguy kịch những lúc đó chỉ có tình nguyện viên tôn giáo đến buồng bệnh cầu nguyện, vòng quanh tạo ra sự ấm cúng cho người sắp sửa ra đi.

Nhân viên y tế, kíp trực cũng phải báo tin xấu cho người thân, nếu không liên hệ được thì làm sao bên cạnh người bệnh trước lúc họ mất, mình tạo một cái gì đó ấm áp phút giây tiễn đưa.


Hai năm qua anh đi từ chiến trường này đến chiến trường khác, từ khốc liệt này đến khốc liệt khác. Được biết, đã 2 năm anh không dự sinh nhật con trai và không thể dắt tay con nhập học ngày lễ khai trường. Cá nhân anh có thấy thiếu sót đối với con cái?

Hơn hai năm rồi, từ lúc trực tiếp điều trị BN91 rồi đi Đà Nẵng, Bắc Giang và giờ là chiến trường TP.HCM, mình đâu được về nhà.

Hai lần sinh nhật không thể dự, bé từ 5 tuổi năm rồi và 6 tuổi năm nay, mình mong ước được dắt tay con vào khai trường nhưng cũng không thể.

Mình không trọn vẹn vai trò làm cha, làm chồng, song mình nghĩ những điều đó thật nhỏ bé với những gì lực lượng y tế ngày đêm làm nhiệm vụ.

Gia đình mình sẽ hiểu, con cái sẽ hiểu, nhìn thấy ba mình đã làm đã sống như thế nào. Những lúc căng thẳng nhất, chúng tôi cũng gần như không thể quan tâm nhiều hơn tới gia đình...

Chỉ biết nhận tin nhắn là nhà bình yên, như vậy là đủ rồi.

Khẽ cúi xuống, giấu đi nét buồn: Hy vọng được dắt tay con dự lễ khai trường, nhưng không thể....

Khẽ cúi xuống, giấu đi nét buồn: Hy vọng được dắt tay con dự lễ khai trường, nhưng không thể....

Vào ngày 6/9/2021, anh được bổ nhiệm làmTrưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy? Đây có phải là kỷ niệm thật sự đáng nhớ, trong một hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt trong cuộc đời y nghiệp của mình?

Đúng là một sự kiện cũng rất đặc biệt trong cuộc đời của mình. Hai mươi mấy năm mình gắn liền với BV Chợ Rẫy, được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo khoa Hồi sức cấp cứu ngay tại BV Hồi sức, mình phải gọi là chiến trường.

Bên cạnh nghề, bên cạnh mình là những đồng nghiệp và cũng là những đồng đội tại chiến trường TP.HCM, nó rất đặc biệt.

Nhớ ngày đó, tôi nhận nhiệm vụ trên người không có bộ đồ, chỉ có bộ đồ chuyên môn. Từ cái áo sơ mi, quần tây, đôi giày, đây nịt đều được anh em cho mượn.

Đồng nghiệp thiết kế để cho mình có được bộ đồ tươm tất. Khoảnh khắc ấy đem lại nhiều cảm xúc. Sau những nỗ lực, đam mê với nghề, những công hiến cho nghề thì mình được nhìn nhận, được lãnh đạo, anh em tin tưởng thương yêu.

Và đây là nguồn động lực động viên cho tất cả các anh em lực lượng y tế. Khi chúng ta cống hiến, làm không nghĩ gì, muốn gì khác, cứ thể hiện hết về mặt chuyên môn, cứ làm hết cái tâm của mình thì chắc chắn sẽ được sự nhìn nhận của rất nhiều người.

Tôi có chút áp lực khi nhận trọng trách từ đàn anh, đàn chị thế hệ đi trước đã xây dựng cho đơn vị hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, mình  phải làm sao để mình kế thừa và tiếp bước.

MỘT NĂM MỚI ĐẦY HY VỌNG VÀ BÌNH AN

Gần như hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường TP.HCM, chiến trường khốc liệt nhất năm 2021. Vậy có điều gì đến giờ lúc này cho phép mình lãng quên?

Có lẽ tôi và đồng nghiệp cùng chiến tuyến tại TP.HCM muốn quên đi những tháng ngày ám ảnh nhất. Thời khắc số bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng đói khí.

Có những lúc hôm trước nhìn bệnh nhân đó tỉnh táo, hôm sau vào thì người đó không còn nữa. Rồi những hình ảnh bệnh nhân chết được đẩy ra, cứ ám ảnh.

Rồi những cuộc gọi trách móc của người bên ngoài hay là của đồng nghiệp ở các nơi khác do họ không tiếp cận được y tế.

Ngay cả tôi muốn quên đi cái cái điện thoại mà mình đang sử dụng. Trong đó, hiện giờ rất nhiều tin nhắn có sự mang ơn, có có sự trách móc, có có sự oán trách… Mình muốn quên hết những thời khắc giây phút tĩnh lặng về đêm.

Mình đi ra ngoài đường, nhớ những con đường vắng lặng như vậy và mình không muốn gợi nhớ lại…

Điều đọng lại cho mình tới bây giờ là giá như mình có thể có một cái cánh tay rộng lớn hơn, đủ sức nhiều hơn để mình có thể ôm được, có thể cứu được nhiều sinh mệnh hơn.

Trước sự ra đi mất mát của người bệnh, chúng tôi day dứt. Người bệnh ra đi, nhân viên y tế đã nỗ lực nhưng không cứu được, lúc đó mình vẫn có trách nhiệm của bản thân.

Là bác sĩ làm chuyên môn, mình vẫn muốn có một lời xin lỗi thật sự sâu sắc đến một người thân của những người đã ra đi vì đại dịch COVID này.

Dù ai cũng hiểu và không ai mong muốn điều đó.

Điều đọng lại trong tôi tới giờ là giá như mình có một đôi tay rộng lớn hơn, đủ sức nhiều hơn; để có thể ôm được, có thể níu giữ được nhiều sinh mệnh hơn; thì những bình yên bây giờ mới có thể trọn vẹn...

Điều đọng lại trong tôi tới giờ là giá như mình có một đôi tay rộng lớn hơn, đủ sức nhiều hơn; để có thể ôm được, có thể níu giữ được nhiều sinh mệnh hơn; thì những bình yên bây giờ mới có thể trọn vẹn...

TP.HCM trở lại cuộc sống của những ngày rộn ràng trước kia. Trong những ngày cuối năm, anh có mong ước điều gì không?

Giờ chỉ mong đồng nghiệp được bình an, các bệnh viện dã chiến giải thể để mọi người về với gia đình.

Sẽ không còn hình ảnh tang thương mà mong một năm mới đầy hy vọng, bình an nhất.

Mong sao những người thân đã có bệnh nhân COVID-19 đã mất mát ra đi vơi bớt cái đau thương...

Và hãy xem đó là một phần của một đại dịch mà không ai mong muốn, để họ có thể trụ vững, tiếp bước cho những năm tháng tiếp theo...

Xin cám ơn bác sĩ Trần Thanh Linh

11

 

Mai Ngọc - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Tại cơ quan công an, Thịnh và Phương thừa nhận hành vi, đồng thời tỏ ra tỏ ra ăn năn, hối hận về hành động của bản thân.

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Tại Đồng Nai, bài toán thiếu hụt nguồn cung vật liệu, đặc biệt là đất đắp nền và cát san lấp đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà thầu và chính quyền địa phương. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết bài toán này.

Dự án đường Tam Trinh: Nguy cơ ngừng thi công do vướng mặt bằng

Dự án đường Tam Trinh: Nguy cơ ngừng thi công do vướng mặt bằng

Sau hơn nửa năm tái khởi động thi công Dự án mở rộng đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có những hạng mục thi công đang vượt tiến độ, dù cho trong quý III/2024 mưa bão triền miên, mặt bằng còn nhiều vướng mắc.

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Việt Nam sẽ mở các trung tâm tài chính quốc tế đặt tại Đà Nẵng và Tp.HCM, trong đó thử nghiệm có kiểm soát sàn giao dịch tài sản ảo, tiền mã hóa.

Đỏ và đen

Đỏ và đen

Từ ngày giao thông dùng “thuốc đắng”, những ngã tư trong thành phố đã khác đi trông thấy. Từ vỉa hè, bạn sẽ có nhiều cảm xúc trước sự đổi thay không hề nhẹ ở vạch dừng đèn đỏ.