Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Áp lực đáo hạn trái phiếu bủa vây doanh nghiệp cuối năm

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ hai 27/11/2023, 21:10 (GMT+7)

Mặc dù đã có những tín hiệu khả quan đối với thị trường trái phiếu song hiện là thời điểm các doanh nghiệp đang chịu áp lực trả nợ trái phiếu rất lớn trong bối cảnh thiếu vốn, hoạt động kinh doanh khó khăn.

Dự kiến, năm 2024 giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có thể lên đến 329.500 tỷ đồng - cao nhất trong ba năm gần đây. Các doanh nghiệp cần làm gì trước áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp?

Quý 4 là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm nay với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhấn mạnh về áp lực đáo hạn trái phiếu tập trung tháng cuối năm, ông Trần Trọng Kiên – Phó giám đốc phòng thị trường trái phiếu Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết: 

"Giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào khoảng 77 nghìn tỷ đồng tính từ cuối tháng 9 đến cuối năm. Trong đó thời điểm có cái giá trị đáo hạn cao nhất là tháng 12.2023, chiếm 44% giá trị đáo hạn còn lại của năm".

Liên quan đến số liệu đáo hạn trái phiếu, mới đây, các công ty chứng khoán cũng đã công bố các báo cáo cập nhật. Trong đó, theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 4/2023 vào khoảng 57.000 nghìn tỷ, đã trừ các khoản mua lại, trong đó bất động sản chiếm khoảng 47%. Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 tương đối lớn với hơn 297 nghìn tỷ đồng trái phiếu tới hạn, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. 

Trong khi đó, đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Minh, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết: 

"Áp lực tập trung vào quý 4 và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp bất động sản, với tỷ lệ là hơn 80%. Bởi các ngân hàng thương mại trong năm vừa qua khi mà thừa thanh khoản thì họ cũng đã trả trước hạn cho các khoản trái phiếu này Sang năm 2024 thì áp lực này vẫn ở mức cao, song vẫn sẽ thấp hơn so với mức 2025".

Ảnh: Thời Báo Ngân Hàng

Ảnh: Thời Báo Ngân Hàng

Nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây” các doanh nghiệp bất động sản. Tổng trị giá trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành mới và được mua lại còn thấp so với tổng trị giá trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Nói về khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết: 

"Giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp đang khá đau đầu khi đến hạn đáo hạn trái phiếu. Họ không có lợi nhuận thì các doanh nghiệp bất động sản phải bán bớt tài sản của mình để đảm bảo tất cả khoản nợ đến hạn. Thành ra doanh nghiệp họ mất đi động lực của họ. Và tuỳ vào năng lực của chủ đầu tư, tuỳ vào việc trao đổi lại với các trái chủ để họ có thể sắp xếp, cơ cấu lại nguồn lực và nếu doanh nghiệp nào sắp xếp tốt, cơ cấu tốt thì may ra mới tồn tại đến năm sau".

Các chuyên gia nhận định, nếu áp lực đáo hạn trái phiếu không được giảm bớt thì việc ngày càng nhiều doanh nghiệp rời bỏ cuộc chơi là điều khó tránh khỏi. 

Trước áp lực đáo hạn trái phiếu, hiện, đàm phán kéo dài thời gian là lựa chọn đang được các doanh nghiệp bất động sản ưu tiên trong bối cảnh khó tiếp cận dòng vốn tín dụng, thị trường BĐS chưa phục hồi hoàn toàn như chia sẻ của ông Nguyễn Thế Minh: 

"Hiện các doanh nghiệp đang có giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Với ngắn hạn, các doanh nghiệp đang tận dụng các phương án nhu là gia hạn các khoản nợ. Hoặc khi nguồn tín dụng được khơi thông lại thì cũng tranh thủ cho các dịp đảo nợ cho các khoản này. Với khoản dài hạn thì họ cũng đang chủ động lên phương án với các ngân hàng triển khai các dự án, khơi thông dòng vốn sớm từ tín dụng chảy vào ngân hàng và từ đó có nguồn vốn đảm bảo cho trái phiếu". 

Cũng theo các chuyên gia, để không phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, doanh nghiệp cần tận dụng quãng thời gian này để tái cơ cấu lại các khoản nợ. 

Theo đó, phải nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản, thậm chí chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền trả nợ và hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản ngay khi đưa ra thị trường. TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tiền tệ Quốc gia cho biết thêm: 

"Phương án là họ bắt buộc phải bán tài sản, rồi phát hành những trái phiếu mới để đáo hạn, trả nợ những khoản cũ. Những phương án này thì các doanh nghiệp bất động sản đã và đang làm và thời gian tới thì họ cần tiếp tục thực hiện những giải pháp này. Ví dụ như chấp nhận bán tài sản chiết khấu, thậm chí 20-30%. Thứ 2 là tiếp tục đàm phán với trái chủ, giãn, hoãn nợ, đương nhiên là phải gia hạn và phải đúng".

Bên cạnh đó, ngoài những nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng, trái phiếu DN), cần có cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác hay kênh khác. 

 

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

TP.HCM: Giao thông đường Phạm Văn Đồng lộn xộn, mất an toàn

TP.HCM: Giao thông đường Phạm Văn Đồng lộn xộn, mất an toàn

Thời gian qua VOV Giao thông liên tục ghi nhận phản ánh của thính giả về tình hình giao thông rất lộn xộn trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, nối thành phố Thủ Đức và các quận Bình Thạnh, Gò Vấp.