Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đó là căn phòng công vụ tầng 3 số nhà 16 Nguyễn Thượng Hiền, thời Tổng Bí thư làm cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản; số nhà 5 phố Thiền Quang, khi Tổng Bí thư trên cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. PV VOV Giao thông có cuộc trò chuyện bác Vũ Hy Chương, một người hàng xóm của Tổng Bí thư, cũng từng là đồng nghiệp của Tổng Bí thư ở Hội đồng Lý luận Trung ương.
Thưa bác Chương, bác có cảm nhận thế nào về Tổng Bí thư dưới góc nhìn một người hàng xóm láng giềng?
Nhiều lần tiếp xúc, gặp gỡ, tôi có một cảm nhận: đồng chí không có gì thay đổi về giao tiếp, quan hệ hay cách thức tiếp xúc với mọi người cả. Vẫn rất giản dị, hòa nhã, bình thường, không phân biệt. Kể cả những năm làm Tổng Bí thư, ai cũng nghĩ người đứng đầu Đảng, Nhà nước thì khó có thể tiếp xúc.
Nhưng mỗi người khi có việc liên quan để gặp gỡ, thì đều thấy bất ngờ: Tại sao đồng chí giản dị thế, chẳng có cách biệt gì với mọi người xung quanh cả.
Bác có kỷ niệm nào đáng nhớ với Tổng Bí thư?
Tôi xin kể mấy câu chuyện thế này. Nhà đồng chí ở số 5 Thiền Quang. Khi bầu cử, thì tôi lại phụ trách tổ bầu cử ở đây, đồng chí đến bỏ phiếu. Đi khoảng 100m thôi, thì đồng chí đi bộ cùng với gia đình. Không có lực lượng nào bảo vệ xung quanh, đi rất bình thường. Tôi với bà con đi bầu cử, tình cờ nhìn thấy thì cũng đi với lên một chút để cùng tiếp xúc, chuyện trò. Đồng chí quay ra thì rất vồn vã, hồ hởi, chào hỏi, bắt tay rất bình thường. Không có gì cách biệt.
Hay vào Ngày hội đoàn kết toàn dân tổ dân phố, tổ bên kia không cùng bên tôi, nhưng tôi làm Mặt trận tổ quốc của phường lại phụ trách cả bên đấy. Đồng chí Tổng Bí thư đến thì gặp gỡ mọi người. Ai cũng muốn được tiếp xúc, nói chuyện với đồng chí. Nhưng đồng chí trước nhất là để ý đến các cụ cao tuổi, tóc bạc, râu dài, khuôn mặt quắc thước, những đồng chí cựu chiến binh lão làng đã nghỉ hưu có quân phục, đeo nhiều huân chương có đóng góp nhiều trong công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước… đồng chí rất trân trọng, ưu tiên, chú ý nhiều nhất. Rồi cả các cháu thiếu nhi, thanh niên, đồng chí cũng rất vui vẻ tiếp xúc.
Khi đó, đồng chí được giới thiệu lên phát biểu ý kiến, không có dùng bài chuẩn bị mà nói từ trong đầu ra, rất tự nhiên. Những điều đồng chí nói ra, ai ai cũng thấy đều gần như suy nghĩ trong đầu của mình cả.
Tức là, những suy nghĩ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với suy nghĩ của người dân đều là một: Làm sao xây dựng cuộc sống của Thủ đô, của đất nước càng ngày tốt đẹp lên. Mọi người cảm giác, được gặp gỡ, tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Phú Trọng thì vui mừng, nhẹ nhàng lắm, thân tình, đôn hậu, chất phác.
Được biết, bác Chương từng làm việc trong ban thư ký Hội đồng lý luận Trung ương và 30 năm trước là đồng nghiệp của đồng chí Tổng Bí thư, bác còn nhớ ấn tượng nào không?
Chữ đồng chí viết rất đẹp. Chữ đẹp lắm! Viết tay ấy, rất ngay ngắn, nét đâu ra đấy. Đọc rất thích thú. Nội dung đã đành rồi, mà nhìn chữ viết cái là thích đọc, và đọc xong là thấy mừng vì đồng chí đã chia sẻ. Tôi cũng từng đọc một lời nói của một thầy giáo trước đây từng dạy đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Thầy giáo có nói, đồng chí là học sinh rất giỏi, chữ viết đẹp, tham gia các công tác rất nhiệt tình.
Đồng chí học ở trường THPT Nguyễn Gia Thiều bên Gia Lâm, các thầy cô giáo bên đấy đều có ấn tượng đặc biệt: Lúc nào đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng gọi thầy cô xưng em, dù nhiều người ít tuổi hơn đồng chí. Đó là điều rất đáng quý, thể hiện một người đã học, tôn trọng người đã dạy mình, tôn trọng cả những người đồng nghiệp, làm nghề giáo dạy cho tất cả mọi người.
Vâng, những ký ức rất ấm áp về Tổng Bí thư ạ. Hôm nay, cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư về nơi yên nghỉ cuối cùng. Bác muốn chia sẻ điều gì vào lúc này?
Tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ trần, chúng tôi rất ngỡ ngàng. Ai cũng cảm giác bất ngờ quá. Có người cảm động đến mức khóc, tiếc thương đồng chí. Một người đang có sự trông đợi của rất nhiều người dân.
Khi biết tin, tôi có một suy nghĩ, tất cả kỷ niệm của mình với anh Trọng dội lên trong óc tôi, hình ảnh của bao nhiêu năm trước đây mình biết cứ hiển hiện trong đầu.
Có lẽ tâm tư trong ngày này đến viếng, đưa tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, ai cũng muốn tiễn biệt đồng chí. Nếu có điều kiện vào được nhà tang lễ, nhưng nếu đông quá thì không thể, thì mọi người đứng dọc đường, ít ra cũng nhìn được xe đưa đồng chí về nghĩa trang Mai Dịch.
Trong một khoảnh khắc lần cuối cùng có thể tiễn biệt đồng chí. Đấy là suy nghĩ mà ai ai cũng đau đáu mong muốn.
Cảm ơn chia sẻ của bác Vũ Hy Chương đã giúp cháu, và các thính giả của VOV Giao thông hình dung được phần nào chân dung đời thường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như tình cảm đặc biệt của đồng nghiệp, hàng xóm, láng giềng dành cho Tổng Bí thư.
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên.
Cục Cảnh sát giao thông vừa có phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực TP.HCM và các địa phương liên quan.
Liên tiếp thời gian vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (Kol), người tiêu dùng chủ chốt (Koc) đã phải đăng đàn lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo các sản phẩm không đúng sự thật, thậm chí là khởi tố vì liên quan hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hôm nay (17/4), Vietnam Airlines chính thức khai thác tại nhà ga hành khách T3 – sân bay Tân Sơn Nhất cho các chuyến bay nội địa, sau khi chuyến bay thương mại đầu tiên VN1286 từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn của hãng được thực hiện thành công tại nhà ga mới này.
Các cơ quan chức năng sẽ rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.
Vốn là một giảng viên của trường Đại học Hàng hải, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ, chàng thanh niên Lê Xuân Khảm cùng nhiều đồng nghiệp của mình đã trích máu tay ký vào đơn nhập ngũ.