Giá vàng tuột mốc 100 triệu: Cẩn trọng khi đầu tư
Áp lực bán chốt lời sau chuỗi ngày dài tăng nóng đã khiến giá vàng đồng loạt quay đầu giảm.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Khoảng 11h ngày 27/08, một tiếng nổ lớn kèm theo bụi trắng bao trùm tòa nhà tại số 50 – 52 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 TP.HCM.
Những người có mặt tại khu vực không khỏi hoảng sợ khi chứng kiến sự việc, chị Ngọc Trân bàng hoàng nhớ lại: "Nghe một tiếng đùng lớn như là tiếng nổ bom vậy. Em cũng thấy sợ vì khói bay mù mịt, khói trắng hết luôn".
Được biết phía trong tòa nhà có một nhóm công nhân khoảng 10 người đang tiến hành tu sửa thì bất ngờ sàn bê tông lầu 1 đổ sập xuống, 9 người may mắn thoát ra kịp, lúc này chỉ có một công nhân bị mảng bê tông đè trúng, sau đó đã được người dân hỗ trợ đưa đi cấp cứu.
Anh Phạm Thế Lực, nhân viên bảo vệ cho biết, sau khi nghe tiếng động lớn, anh chạy đến thì phát hiện nhóm công nhân đang tìm cách cứu một người bị mắc kẹt: "Lúc nó sập xuống thì bụi bay ra bao quanh hết khu vực này luôn. Lúc xảy ra sự cố thì quan trọng là xem có người nào cứu người nấy, vào thì thấy có một người mắc kẹt giơ tay ra thì mình cứu người đấy ra".
Đến chiều qua, tin từ bệnh viện đa khoa Sài Gòn, nơi người bị thương được đưa vào cấp cứu cho biết, nam công nhân bị mảng bê tông đè trúng đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn và được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 để tiếp tục điều trị.
Liên quan đến sự cố xảy ra tại khu vực, ông Lê Đức Thanh – Chủ tịch UBND Quận 1 cho biết, tòa nhà đang thi công trước đây là cho một chi nhánh ngân hàng thuê và vừa trả mặt bằng. Phía đơn vị thi công có xin phép UBND phường Nguyễn Thái Bình sửa chữa tòa nhà và đã thực hiện khoảng 1 tháng nay.
Trong buổi sáng cùng ngày tổ công tác địa phương đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu dừng thi công trước khi sự cố xảy ra do không đảm bảo an toàn.
"Sáng nay khoảng 8 hay 9h tổ kiểm tra về xây dựng của phường kết hợp với thanh tra địa bàn có kết hợp kiểm tra. Thì thấy là chưa đảm bảo an toàn thì đã có yêu cầu ngưng thi công để có giải pháp đảm bảo an toàn. Do đó người ta đã dừng và rút ra khỏi công trình, chỉ còn 1 anh công nhân ở trong thành ra lúc khoảng 11 giờ xảy ra sự cố xập mảng bê tông xuống thì anh đó bị thương, cũng may không có thương tích gì lớn đối với anh công nhân đó", ông Lê Đức Thanh cho biết.
Về vấn đề trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng, TS. Võ Kim Cương - Nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng, nhà thầu chính là người chịu trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra sự cố liên quan đến việc mất an toàn tại các công trình: "Vấn đề ở đây không phải là ai kiểm tra mà tại các công trình xây dựng thì các chủ thầu phải chịu trách nhiệm chính từ việc xây dựng, họ phải tổ chức kiểm tra về an toàn.
Nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn người lao động, an toàn công trình trước. Chứ không phải nhà nước, nhà nước cũng có quy định, cũng có kiểm tra nhưng ở mức độ giám sát chứ không phải trực tiếp kiểm tra công trình. Pháp luật cũng quy định rõ trách nhiệm từng bộ phận tại các công trình xây dựng".
TS Võ Kim Cương cũng nhận định, vấn đề đảm bảo an toàn khi thi công tại các công trình là một trong những nguyên tắc quan trọng trong thực tế và cả trong chương trình giảng dạy. Vì vậy khi để xảy ra sự cố các bên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện nay.
"Theo nguyên tắc là khi xây dựng phải đảm bảo an toàn. Trong xây dựng thực tế cũng như trong các chương trình đào tạo liên quan đến xây dựng cũng rất chú trọng việc đảm bảo an toàn. Chuyện xảy ra mất an toàn là những trường hợp lơ là hoặc là không chấp hành đúng quy định của pháp luật và yêu cầu kỹ thuật".
Rất may sự cố vừa qua không gây thiệt hại về người cũng như tài sản. Thế nhưng qua sự việc cũng là một hồi chuông cảnh báo cho mỗi cá nhân và tổ chức liên quan đến ngành xây dựng về trách nhiệm của mình trong việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho tất cả mọi người.
Áp lực bán chốt lời sau chuỗi ngày dài tăng nóng đã khiến giá vàng đồng loạt quay đầu giảm.
Ngay sau khi tổ chức sáp nhập, tinh gọn bộ máy mới, các sở, ngành, địa phương ở TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động, sẵn sàng cho việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp một cách thông suốt, không gián đoạn.
TOD là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị. TP.HCM, Hà Nội và các đô thị tại Việt Nam cần lưu ý gì khi lựa chọn phát triển TOD?
Lễ hội Chùa Láng thu hút rất đông người dân và du khách tham dự hằng năm. Đây cũng là lễ hội phục dựng nhiều nghi thức truyền thống, lưu giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cho lễ hội lớn nhất ở phía Tây Hà Nội cần được quan tâm.
TP.HCM dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 3.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) trong năm 2025. Đây là một tín hiệu tích cực, thắp lên hy vọng về một mái ấm ổn định cho những người lao động. Thế nhưng không ít người dân vẫn còn trăn trở về mức giá, chính sách hỗ trợ…
Lừa đảo “việc nhẹ lương cao” liên tục được lực lượng chức năng đưa ra các cảnh báo trong suốt thời gian qua. Đây không phải hình thức lừa đảo mới nhưng nhiều người dân nhẹ dạ cả tin vẫn dễ rơi vào bẫy của các đối tượng. Đáng chú ý, “bẫy lừa” này giăng đến tận các vùng nông thôn...
Ngày 21/3, thông tin liên quan đến nhiệm vụ cấp, đổi GPLX, Cục CSGT (Bộ Công an) vừa có buổi làm việc với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Cổng dịch vụ công quốc gia. Mục tiêu nhằm tăng cường năng lực tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp đổi GPLX.