Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

70% TNGT liên quan đến xe máy, câu hỏi lớn về chất lượng bằng lái?

Quách Đồng - Hải Hà : Thứ năm 15/06/2023, 15:50 (GMT+7)

70% số vụ TNGT có liên quan đến mô tô, xe máy. Trong khi công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX ô tô đang dần được nâng chất lượng với sự đổi mới chương trình đào tạo và khâu giám sát khi sát hạch, thì chất lượng đào tạo, sát hạch cấp bằng lái mô tô, xe gắn máy gần như chưa cải thiện.

70% số vụ TNGT có liên quan đến mô tô, xe gắn máy (Ảnh minh họa)

70% số vụ TNGT có liên quan đến mô tô, xe gắn máy (Ảnh minh họa)

Bạn Nguyễn Văn Lâm, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội hàng ngày sử dụng xe máy để đi làm. Ban đầu, Lâm thường cố gắng chấp hành đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, nhưng sau một thời gian, em cũng leo lên vỉa hè cho kịp giờ đi làm:

"Thực ra mình không hiểu quá rõ về Luật, được cấp bằng bằng cách cứ học được điểm cho qua, chứ thực chất không hiểu bản chất của nó. Cái đấy không đòi hỏi được, phải làm cho mọi người phải nhận thức được cái đó tốt cho mình. Chứ không phải bắt phải học, xong mọi người học đối phó, quên hết", bạn Lâm cho biết.

Bác Hoàng Phúc, quê ở Nam Định cho rằng, sở dĩ thường xuyên xảy ra các vụ TNGT là do trong công tác đào tạo giấy phép lái xe, chưa chú trọng đến giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông: "Đèn xanh, đèn đỏ nhưng vẫn cố tình vượt. Nếu chỉ đào tạo về lý thuyết rồi cấp bằng thì không được, phải đào tạo về đạo đức, tham gia giao thông phải có ý thức thì mới không xảy ra tai nạn".

Dẫn số liệu xử lý vi phạm TTATGT từ đầu năm 2023 đến nay, thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, đơn vị đã xử lý gần 39.500 trường hợp người điểu khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm về TTATGT, chiếm 59,8% tổng số vi phạm bị xử lý, trong đó chủ yếu là các vi phạm như: không tuân thủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường, chở hàng cồng kềnh, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, đi sai làn đường, phần đường… Điều này một phần xuất phát từ công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô còn nhiều lỗ hổng.

"Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe hiện nay còn một số lỗ hỏng. Một số cơ sở đào tạo lái xe, nhất là đào tạo lái xe mô tô chưa chú trọng giảng dạy cho học viên hiểu biết về pháp luật giao thông đường bộ, kỹ năng điều khiển xe an toàn, chủ động, kịp thời xử lý các tình huống có nguy cơ xảy ra TNGT cũng như nâng cao ý thức, đạo đức và văn hóa giao thông của người lái xe", thiếu tá Đào Việt Long cho biết.

Thi giấy phép lái xe mô tô tại Trường Trung cấp nghề GTVT Hưng Yên. Ảnh: Báo Giao thông

Thi giấy phép lái xe mô tô tại Trường Trung cấp nghề GTVT Hưng Yên. Ảnh: Báo Giao thông

Tuy vậy, ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Trung tâm Sát hạch và cấp giấy phép lái xe ôtô Đức Thịnh (Hà Nội), do lượng xe máy lớn, nên tỷ lệ TNGT liên quan đến xe máy lớn hơn ô tô cũng là điều dễ hiểu.

Theo ông Nguyễn Đức Hải, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô vẫn được thực hiện đúng quy định: "Cấp phép và đào tạo xe máy hiện nay làm cũng chỉn chu, tất nhiên thời gian đào tạo với xe máy nó cũng ngắn. Bản chất là thứ nhất lượng xe máy lớn, thậm chí xe máy dưới 50 phân khối người ta còn không phải giấy phép".

Theo ông Lương Duyên Thống, Trưởng Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 12/2017 về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, thời gian đào tạo giấy phép lái xe mô tô là 12 tiếng, trong đó có 10 tiếng đào tạo lý thuyết gồm: Luật Giao thông đường bộ; biển báo và lý thuyết sa hình.

Theo ông Lương Duyên Thống, Bộ GTVT đang nghiên cứu sửa đổi Thông tư 12, song những nội dung sửa đổi tập vận tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô là chủ yếu

Tuy vậy, theo TS Nguyễn Đinh Vinh Mẫn, Trường Đại học Việt Đức, chương trình đào tạo, sát hạch lái xe mô tô ở Việt Nam đang thiếu nôi dụng về khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường, trong khi đây là nội dung được nhiều nước phát triển áp dụng để nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người đi xe máy:

"Ví dụ như khi anh lái xe đến một vị trí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT, như là khi đến nút giao khuất tầm nhìn hoặc một đường cong khuất tầm nhìn thì với một người được đào tạo bài bản về kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường thì họ sẽ biết đến đó họ phải tập trung quan sát ở đâu và nếu nguy hiểm xuất hiện đột ngột tại các vị trí này thì có những cách nào xử lý tốt nhất đối với họ", TS Nguyễn Đinh Vinh Mẫn cho biết.

Thạc sĩ Lê Văn Đạt, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cũng cho biết, trong công tác đào tạo, nhiều nước xây dựng nôi dụng, giáo trình đào tạo dựa trên cấp độ hành vi của lái xe, từ nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá để giúp người học nhận biết các nguy cơ khi điều khiển phương tiện:

"Trong công tác đào tạo, nên xây dựng giáo trình đào tạo cũng như nội dung đào tạo với việc sử dụng ma trận mục tiêu đào tạo lái xe, đặc biệt là nâng cao kiến thức, kỹ năng về nhận biết nguy hiểm, rủi ro; cần bổ sung các kỹ năng phòng tránh các tình huống nguy hiểm, như vấn đề nhận biết điểm mù của phương tiện, cũng như các kỹ năng đi đường miền núi, ngập lụt, mưa bão…", Thạc sĩ Lê Văn Đạt cho biết.

Thiếu ý thức chấp hành luật giao thông, kỹ năng lái xe hạn chế của một bộ phận người đi xe máy, thậm chí cả người đi ô tô, là những nguy cơ tai nạn gần như ai cũng biết.

Thiếu ý thức chấp hành luật giao thông, kỹ năng lái xe hạn chế của một bộ phận người đi xe máy, thậm chí cả người đi ô tô, là những nguy cơ tai nạn gần như ai cũng biết.

Trong khi nội dung đào tạo lái xe ô tô liên tục được nghiên cứu, bổ sung các nội dung mới nhằm nâng cao chất lượng giấy phép lái xe, thì nội dung, thời gian đào tạo lái xe đối với người điều khiển mô tô nhiều năm không thay đổi, trong khi hình thái giao thông đã thay đổi căn bản. Bởi vậy, việc thay đổi giáo trình giảng dạy sát với trạng thái giao thông hiện nay, trong đó việc nhận biết mức độ nguy hiểm và kỹ năng xử lý cần có khi tham gia giao thông hiện nay là rất cần thiết.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Cần chú trọng kỹ năng lái xe an toàn".

 

Quy định mới nhất về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe là Thông tư 12, được ban hành từ năm 2017. Theo đó, kết cầu thời gian học lý thuyết và thực hành của người học lái xe mô tô hạng A1 (hạng phổ biến hiện nay, được điều khiển phương tiện đến dưới 175 phân khối) được quy định là 12 tiếng, trong đó có 10 tiếng đào tạo lý thuyết, từ Luật Giao thông đường bộ; nhận biết biển báo và lý thuyết sa hình. Ngoài ra còn có 2 tiếng đào tạo thực hành lái xe.

Tuy vậy, 5 năm nay, hình thái giao thông đã thay đổi hoàn toàn, số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ đã khiến những nguy cơ đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy tăng lên rõ rệt.

Mặc dù vậy, cùng với việc chậm đổi mới chuong trình đào tạo, sát hạch, do không yêu cầu phải cấp chứng chỉ, đa số học viên học lái xe mô tô đều tự học lý thuyết, rất khó khẳng định học viên học lái xe đã trang bị đầy đủ kiến thức về luật, chưa nói đến kỹ năng nhận biết và xử lý tình huống nguy hiểm. Đó là chưa kể những mẹo thi lý thuyết luôn được các giáo viên dạy lái truyền miệng cho học viên để có thể vượt qua kỳ thi sát hạch, mà bản thân người học chưa chắc đã hiểu.

Còn kỹ năng thực hành lái xe, hầu hết học viên đều đã tự học, nếu không muốn nói đã điều khiển mô tô, xe máy trước khi đăng ký học và tham gia sát hạch. Không được học kỹ cả về lý thuyết và thực hành trước khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, nguy cơ đối với bản thân họ và cộng đồng đã thấy rõ.

Không phải ngẫu nhiên ở nhiều nước trên thế giới, cùng với các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, các kỹ năng nhận biết, phòng tránh TNGT được xây dựng thành giáo trình, thành cẩm nang hoặc phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực, giống như đã thực hiện với đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô để giảng dạy cho người học lái mô tô, xe máy. Không chỉ được học, mà học viên còn phải tham gia sát hạch nội dung này trước khi được cấp bằng lái.

Một khảo sát nhỏ do Trường Đại học Việt Đức thực hiện với 50 người, trong đó 25 người được đào tạo về kỹ năng nhận biết, phòng tránh TNGT đối với người đi mô tô, xe máy cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm người được đào tạo và không được đào tạo.

Cụ thể, kết quả đo chuyển động mắt của cả 2 nhóm cho thấy, sau khi được đào tạo, khả năng sớm nhận biết được mối nguy hiểm cũng như kỹ năng xử lý của nhóm người được đào tạo tốt hơn nhiều so với nhóm người không được đào tạo.

Bởi vậy, đã đến lúc cơ quan quản lý cần nhìn nhận lại, thiết kế lại chương trình đào tạo lái mô tô, xe gắn máy, trong đó, trạng thái giao thông phức tạp cần được cập nhật cho sát với tình hình thực tế, để người điều khiển mô tô, xe gắn máy hiểu được mức độ nguy hiểm cho mình và cộng đồng, nếu bản thân họ không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Từ quan điểm tiếp cận theo hướng trang bị kỹ năng tham gia giao thông an toàn, cơ quan quản lý sẽ thiết giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng tham gia giao thông cho người điều khiển mô tô, xe máy.

Nội dung này có thể được xây dựng như một cuốn cẩm nang, một mô hình mô phỏng để người học lái xe nhận biết, trải nghiệm, từ đó hình thành thói quen, phản xạ khi gặp tình huống nguy hiểm.

 

Quách Đồng - Hải Hà /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Người dân ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vô cùng khổ sở vì mùi hôi và nước đen ngòm từ bãi rác rỉ ra ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Vượt chặng đường dài trăm cây số, vào tận cùng con hẻm, mé sông... Các chuyến xe chở nước ngọt miễn phí cho bà con miền Tây vẫn đang ngày đêm ngược xuôi. Mạnh thường quân, nhà hảo tâm, bác tài xế... đã cùng viết lên những câu chuyện ý nghĩa về sự yêu thương và lòng trắc ẩn trong mùa hạn mặn!

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.