Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
5 nút giao thông “huyết mạch” của trung tâm thành phố Cần Thơ, đó là: Trần Hưng Đạo - Mậu Thân - 3 Tháng 2 (nút số 1), Võ Văn Kiệt - Nguyễn Văn Cừ (nút 2), Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ nối dài (nút 3), Nguyễn Văn Linh - 3 Tháng 2 (nút 4), Nguyễn Văn Linh - 30 Tháng 4 (nút 5).
Điểm chung của 05 nút giao này đều nằm trong quận Ninh Kiều (quận trung tâm), “gồng gánh” hàng triệu lượt phương tiện lưu thông, ngập nặng khi triều cường dâng. Đặc biệt, nút số 3 (Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Văn Cừ nối dài) là điểm đen tai nạn vì mặt đường sụt lún.
Bao quanh nút giao này là hệ thống trường học, bệnh viện, siêu thị, khu dân cư. Thế nên 24/24, xe cộ lưu thông san sát và đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người thương tâm.
Ông Nguyễn Thành Dũng - người dân sống tại quận Ninh Kiều cho biết: “Có vài trường hợp tai nạn chính Tôi là người cứu cho họ, đưa họ đi băng bó rồi đứng ra phân giải đúng sai để các bên bồi thường. Còn triều cường lên thì ngập nước, chúng tôi chỉ có ở tại chỗ chứ không đi đâu được. Là người dân, chúng tôi lúc nào cũng muốn Chính quyền thành phố nâng cấp đường, khai thông cống rãnh… để đừng có ngập nước nữa”.
Để mở rộng các nút giao giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tạo mỹ quan đô thị…tháng 12/2021, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Cần Thơ đã phê duyệt Dự án cải tạo, mở rộng 5 nút giao thông trọng điểm. Tổng mức đầu tư Dự án hơn 1.200 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025, do UBND quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư. Tuy nhiên đến nay, Dự án vẫn chưa thể triển khai vì đang “loay hoay” chọn phương án thực hiện.
Chủ đầu tư Dự án là UBND quận Ninh Kiều lý giải rằng, sau khi kiểm đếm cụ thể thì diện tích giải toả tăng lên dẫn đến đội vốn. Nếu làm trong số tiền đã được phê duyệt thì không phù hợp kỹ thuật, nút giao sẽ bị “bóp” nhỏ lại. Còn làm đúng kỹ thuật thì số vốn tăng lên. Chủ đầu tư nghiêng về phương án chọn một số nút giao trọng tâm để triển khai trước và nằm trong tổng mức đầu tư. Nhưng cũng phải chờ hội ý các Ban – Ngành và UBND thống nhất, phê duyệt mới bắt tay làm.
Theo ông Mai Như Toàn – Giám đốc Sở Xây Dựng TP Cần Thơ, về mặt chuyên môn, nếu cải tạo mà nút giao bị “bóp nhỏ” thì không đạt yêu cầu thực tế: “Nếu thực hiện theo đúng quy mô và thực tế thì tốn bao nhiêu tiền? số liệu này UBND quận Ninh Kiều đã có thì nên trình ngay với UBND thành phố để thống nhất. Không nên tổ chức thêm nhiều cuộc họp bàn vì như thế sẽ đốt đi một giai đoạn trong tiến độ thực hiện dự án. Còn về việc “bóp nhỏ” thêm nút giao thì e rằng chúng ta không đạt được mục tiêu là giải quyết ách tắc giao thông ở những nút giao này”.
Hai năm qua, Sở GTVT thành phố đã tạm thời lắp hệ thống tín hiệu để bố trí lại khu vực đỗ các phương tiện. Tại các ngã tư của 05 nút giao đều đặt 2 hệ thống đèn tín hiệu cách nhau khoảng 20m. Hệ thống thứ nhất dành cho xe máy, hệ thống thứ hai (phía sau xe máy 20m) dành cho ô tô, xe tải và container. Kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện tại 05 nút giao này đã vượt quá khả năng lưu hành.
Ông Lê Tiến Dũng - Giám đốc sở GTVT TP Cần Thơ cho biết: “Hiện nay nút giao tại đây rất nhỏ, làn rẽ trái- rẽ phải rất hẹp nên dễ tạo xung đột giữa đường đi thẳng và các làn rẽ. Kết hợp với việc phân luồng giao thông lại. Ví dụ như cấm xe tải trên 10 tấn, container theo giờ và hạ thấp tải trọng, làm lại hệ thống đèn tín hiệu thông minh, bảng chỉ dẫn hướng để tách bạch các làn xe ra”.
TP. Cần Thơ đang quản lý 830.900 xe, chưa tính lượng phương tiện từ ngoại tỉnh đi vào. Giờ cao điểm, các dịp lễ hội sự kiện và triều cường kết hợp mưa lớn đã khiến việc lưu thông tại 05 nút giao trở nên khó khăn, nguy hiểm.
Trước sự “lúng túng” trong việc triển khai Dự án của Chủ đầu tư, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đã đề nghị UBND quận Ninh Kiều phải chủ động phối hợp với các Sở - Ngành liên quan xin ý kiến sớm từ UBND, để từ đó có quyết định lựa chọn phương án triển khai để giải quyết sớm ách tắt tại 5 nút giao này.
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.
Khoảng 10h sáng nay (30/3), nhiều thính giả gọi đến đường dây nóng VOV Giao thông thông tin vụ va chạm nghiêm trọng giữa 2 xe tải, khiến 1 tài xế tử vong trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.