Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

Hiền Công - Ngọc Yến: Thứ ba 15/10/2024, 13:48 (GMT+7)

Theo dòng thời gian, nhiều nghề thịnh suy lên xuống. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người luôn hoài niệm và hết mình gìn giữ nét xưa bằng niềm đam mê với nghề. Trong đó có những người như ông Võ Văn Rạng với hơn 40 năm vẫn miệt mài “cứu sống” những cuốn sách cũ.

Nằm ở cuối một con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 (TP.HCM), trong một ngôi nhà nhỏ, có 1 người đàn ông cao gầy vẻ mặt “hoài cổ” đang miệt mài phục chế những cuốn sách cũ nát, ố vàng theo thời gian.

Đồ đạc sinh hoạt, đồ nghề được sắp đặt gọn gàng, trên tường gắn hai giá sách lớn và treo cạnh là cây đàn guitar cũ. Ở thành phố sôi động bậc nhất cả nước này, người như ông còn lại mấy ai?

Trong căn nhà nhỏ của ông, chiếc máy cắt giấy chạy bằng sức người là hiện đại hơn cả. Ngoài ra, hồ dán, keo dán, ... đều được ông tự chế.

Trong căn nhà nhỏ của ông, chiếc máy cắt giấy chạy bằng sức người là hiện đại hơn cả. Ngoài ra, hồ dán, keo dán, ... đều được ông tự chế.

Không quá vồn vã, không quá lạnh nhạt, ông dừng công việc, nói chuyện với chúng tôi bằng giọng nói ấm, vừa đủ nghe. Ông là Võ Văn Rạng, quê gốc ở Gò Dầu, Tây Ninh và sinh 1960 tại Sài Gòn, cơ duyên ông đến với nghề phục chế sách thật giản dị.

"Làm cái nghề này cũng mấy chục năm rồi đó, từ thời bao cắp đến giờ. Trước 1975, vô mấy nhà đóng sách mình học, thấy nó hay hay với lại nhà bạn mình cũng đóng sách, mình vô chơi rồi mình hỏi nó rồi mình học và thích theo nghề này luôn đến giờ".

Ông không muốn nhắc nhiều về thời trẻ cũng như những thăng trầm trong cuộc sống mà chỉ say sưa nói về sách. Hỏi ông đã đóng được bao nhiêu cuốn, ông bảo làm sao mà nhớ hết được, hàng trăm hay hàng chục ngàn sách cũ.

Trước TPHCM có khoảng 10 cơ sở đóng sách nhưng rồi nghỉ hết. Hồi đầu, ông Rạng tự mình tìm đến mấy chỗ bán sách cũ và nhận sách về làm. Sau đó, những người yêu sách và có nhu cầu phục chế sách, tài liệu quý hiếm tìm đến ông để bảo tồn tài sản.

"Hồi đó có nhiều cơ sở đóng sách, HTX đóng sách rồi đi làm công nhân cho người ta. Từ năm 90 trở về sau nghĩ cũng lớn tuổi rồi nên chuẩn bị về nhà tự làm với lại mấy cơ sở đóng sách cũng nghỉ bớt rồi không ai theo nghề, về nhà làm cũng ít đồ làm phải chạy ra mấy tiệm sách cũ hỏi mua mang về làm", ông nhớ lại.

Hiện nay, yêu cầu của việc tân trang sách cũ đơn giản hơn với máy móc. Tuy nhiên, chưa một lần ông sử dụng sức mạnh công nghệ vào công việc của mình. Mọi công đoạn phục dựng sách cũ, ông đều làm thủ công. Trong căn nhà nhỏ của ông, chiếc máy cắt giấy chạy bằng sức người là hiện đại hơn cả. Ngoài ra, hồ dán, keo dán, ... đều được ông tự chế.

Ông giải thích, công việc của tôi là cố giữ nguyên giá trị của những cái đã cũ nên phải dùng những phương pháp “đã cũ” để làm. Bởi thế, những người tìm đến ông phần lớn là người yêu thích điều xưa cũ. Mỗi cuốn sách khách mang đến có ý nghĩa đặc biệt với họ và họ tin ông cũng yêu quý nó như mình.

"Tháo bìa ra hết, tháo sách ra hết nào rách thì mình dán lại xong rồi thì mình may lại, làm bìa rồi in chữ cho người ta, hoàn chỉnh là người ta thích vì có mấy cuốn sách quý người ta giữ làm kỉ niệm nên người ta mới đóng đó chứ".

Trung bình một ngày, ông Rạng phục chế 3-5 cuốn, tiền công từ 20.000-100.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng.

Trung bình một ngày, ông Rạng phục chế 3-5 cuốn, tiền công từ 20.000-100.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng.

Chăm chút cho từng cuốn sách cũ trở nên tươi mới, đều đặn như thế, từ sáng sớm đến khoảng 16h, ông nghỉ. Trung bình một ngày, ông Rạng phục chế 3-5 cuốn, tiền công từ 20.000-100.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng. Tiền công đóng sách không cao, nhưng theo ông Rạng có nhiều điều thú vị khi gắn bó với nghề này. Chính vì sự cẩn thận chu đáo, khiến những cuốn sách giữ được nguyên trạng mà ông Rạng được nhiều khách hàng tìm đến khi cần.

"Nói chung thì nghề này cũng đủ xài, không cực nhọc gì nhiều chủ yếu ngồi trong nhà làm. Có cái là mình không chủ động được nguồn hàng ai đưa lại thì mình làm thôi à, đủ xài được rồi".

Bàn tay lấm tấm vệt đồi mồi tỉ mẩn sắp xếp lại từng trang sách cũ, vừa làm ông vừa cho biết nghề sửa sách không phải cứ cố theo là làm được, bởi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và đặt biệt phải có niềm đam mê với sách, âu cũng là 1 cái duyên.

"Đâu có gì vất vả đâu, chịu khó rò từng sách vậy đó, xếp lại rồi may lại làm được cái đó thì nhiều người họ thích lắm".

Hằng ngày ông Rạng bầu bạn với sách cũ.

Hằng ngày ông Rạng bầu bạn với sách cũ.

Sống không vợ không con, hàng ngày ông Rạng bầu bạn với sách cũ. Ông cho biết nghề của mình không giàu nhưng có những niềm vui không mua được. Sách mà mọi người mang đến hầu hết là văn học, lịch sử... đúng thể loại ông thích.

Sau khi sửa, ông Rạng lại ngồi đọc hết từng cuốn, chờ khách đến lấy rồi đem sách ra bàn luận. "Không có gì vui buồn hết mình có sách mình coi, có nhiều cuốn hay lắm đó, vừa làm mình mở ra coi lại, coi từng trang từng trang vậy đó, đâu ai cho mình mượn đâu, coi mình biết thêm. Hay lắm á, nhiều cuốn bất ngờ".

Tuổi cũng đã cao thường xuyên phải dùng ngón tay để giữ, miết sách nên nhiều khi bị mỏi khớp, những lúc như vậy ông lại đem cây guitar ra chơi để thả lỏng cơ thể, thả hồn theo những nốt nhạc du dương, ru cuộc đời bằng những bản tình ca êm dịu.

Ông Rạng không có nhiều người kề cạnh ngoài vài người khách quen hay đến tiệm phục chế. Sức khỏe của ông không tốt như trước, nhiều lúc ốm đau phải nhờ đến anh em, họ hàng. Ông Rạng nói: "Sống một mình hơi buồn nhưng tôi cũng quen. Sáng làm, chiều nghỉ, tối đi nhậu. Đến khi nào 'hết pin' thì tôi sẽ ngừng làm"

"Chạnh lòng thì phải có chứ, nói chung từ nhỏ đến lớn cũng quen, vui cũng vậy buồn cũng vậy đâu ai giải quyết được mình. Sống qua ngày chấp nhận mà sống vui buồn là tự mình, muốn có sức khỏe để làm công việc này hoài, sức khỏe nhiêu đó là đủ rồi".

Cuộc sống đã cướp đi của ông Rạng đôi chân khỏe mạnh nhưng bù lại ông lại có một đôi tay tài hoa. Chính nhờ đôi tay đó mà suốt 40 năm qua ông đã tự nuôi sống bản thân và theo đuổi đam mê cuộc đời với nghề phục hồi sách cũ. Giữa Sài Gòn hoa lệ và tấp nập, cái nghề của ông được coi là của hiếm. Bởi cái nghề của ông đã lưu giữ lại quá nhiều kỷ niệm và điều tuyệt vời xung quanh những trang sách xưa cũ.  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Ngày mưa gió và những chiếc dạ cầu chật kín người xe

Giao thông ở TP.HCM đặc biệt phức tạp sau những trận mưa lớn, đây là kết quả của nhiều nguyên nhân cộng hưởng. Việc trú mưa hoặc dừng mặc áo mưa dưới gầm cầu cũng là một trong những nguyên nhân cần nhắc đến.

Chuyện tưởng không lớn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông cũng như gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Hình thành nên một hình ảnh xấu xí trong văn hoá giao thông của người Sài Gòn. 

Người đi đường đậu xe hết phần đường dưới một gầm cầu tại TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Người đi đường đậu xe hết phần đường dưới một gầm cầu tại TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Sài Gòn – TP.HCM, vùng đất hào sảng chở che hàng chục triệu trái tim đang tìm lẽ sống, kiếm tương lai. Vài từ hoa mỹ để kể về vùng đất có hơn chục triệu người nương trú, người đông, đường hẹp, bức tranh giao thông ở Sài Gòn cứ thế được tô vẽ bằng những đường nét có phần thiếu tích cực.

Sống ở đất này lâu ngày, người ta dễ thấy giao thông ở Sài Gòn nhạy cảm tột độ, chuyện tắc nghẽn giao thông dường như cứ chực chờ đâu đấy, bởi giao thông ở đô thị, có bao giờ mãi trong điều kiện lý tưởng.

Dạo này thời tiết Sài Gòn bắt đầu chuyển trạng thái sang sáng nắng chiều mưa, chuyện mưa không dừng lại trong những giai điệu da diết trong âm nhạc của một ca sĩ nào đấy, chuyện mưa còn làm đường sá Sài Gòn thêm phần nặng gánh.

Như một phản xạ không điều kiện, trời đổ mưa, người chạy xe như đổ dốc, để chạy mưa, để kịp tìm cho mình một chỗ trú. Chuyện sẽ chẳng đáng nhắc nếu chỗ trú không phải là những chiếc dạ cầu chật hẹp. Là đô thị sông nước, số cây cầu ở TP.HCM khẳng định không ít, chưa kể những cầu vượt ở những nút giao phức tạp, và vô tình chẳng cố ý, như đã đi vào tiềm thức từ lâu, người ta nhạy bén nghĩ ngay đến việc trú mưa ở những chiếc dạ cầu.

Có lẽ những bất cập từ việc dừng trú, hoặc dừng mặc áo mưa dưới dạ cầu đã rất rõ ràng, đó là độ nguy hiểm cao bởi trời mưa đường trơn tầm nhìn hạn chế, các bác tài ô tô đôi khi chẳng kiểm soát nổi mình; là nguyên nhân dẫn đến những vụ tắc nghẽn giao thông, tôi tin nếu sống ở Sài Gòn đủ lâu, bạn sẽ biết, sự bất lực khi lọt thỏm giữa một vùng giao thông ùn tắc cục bộ sẽ thế nào?

Khi nhắc về những chiếc dạ cầu ngày mưa, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một hình ảnh xuất phát từ hiệu ứng đám đông, là những cá nhân dừng trú ngổn ngang không e dè, lướt điện thoại mặc kệ tiếng còi inh ỏi xung quanh, hay hình ảnh các chiến sĩ CSGT phát áo mưa cho người trú, để vãn bớt phương tiện nơi dạ cầu. Bộ dạng Sài Gòn buổi mưa gió đã bớt phần lộng lẫy như trước giờ người ta vẫn kháo nhau.

Chuyện trú mưa dưới dạ cầu, khách quan là chuyện không quá lớn, nhưng những điều nhỏ nhặt âm ỉ đang vô hình chung tạo nên một bộ mặt nhiều thiếu sót của một thành phố đang phát triển

Về lý chắc chắc hành động trú mưa dưới dạ cầu là không đúng, có mức phạt hành chính, thậm chí là hình sự, tùy trường hợp.

Về tình, người ta sẽ nghĩ cho nhau với hai chữ “Mưa mà”! Nhưng, sự cảm thông nếu cứ dai dẳng đến một ngày sẽ thành giọt nước tràn ly.

Tôi không nghĩ đây là vấn đề khó giải quyết khi người tham gia giao thông có cho mình một ý thức đủ tốt, đủ tử tế khi lưu thông trong một thành phố hơn chục triệu dân. Chúng ta hoàn toàn có thể trang bị cho mình đầy đủ áo mưa trước khi bắt đầu hành trình, hoàn toàn có thể nép mình vào chốn rộng rãi, an toàn lúc trời vừa chuyển để mặc áo mưa, thậm chí chịu thiệt va phải vài giọt mưa trước khi tiếp tục đoạn đường. Nhưng dường như một bộ phận người dân vẫn chọn nghĩ cho mình thay vì cho tất cả.

Như đã chia sẻ, vẫn có quy định, vẫn có xử phạt, nhưng cách nhanh chóng và nhân văn nhất cho vấn đề vẫn là ý thức, là sự văn minh của người tham gia giao thông.

Hy vọng hình ảnh những chiếc dạ cầu chật kín người xe ngày mưa gió sẽ thật nhanh trôi về quá khứ, để giao thông ngày mưa ở TPHCM sẽ vơi phần phức tạp. Tôi tin, không chỉ tôi mà còn rất nhiều cá nhân ngoài kia, cũng trong mong một viễn cảnh như thế!   

TIN YÊU

Các đoàn tàu sẽ chính thức vận hành khai thác thử toàn tuyến từ nay cho đến hết ngày 17/11/2024.

Các đoàn tàu sẽ chính thức vận hành khai thác thử toàn tuyến từ nay cho đến hết ngày 17/11/2024.

# Ngày 13/10, Công ty Đường sắt đô thị số 1 (HURC) đã tổ chức buổi gặp gỡ người lao động và ra quân phối hợp vận hành thử toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với hơn 500 nhân sự được đào tạo bài bản. Công ty cũng chính thức trao quyết định thành lập Xí nghiệp vận hành và Xí nghiệp bảo trì để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho hành khách, cũng như bảo trì toàn bộ hệ thống kỹ thuật.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm từ 14/10 đến 7/11, sẽ có 4-6 tàu hoạt động trên một khung giờ với thời gian giãn cách giữa mỗi chuyến là 10 phút; sau đó từ 7/11 đến 14/11, tần suất sẽ tăng lên với một chuyến khởi hành cứ 4 phút 30 giây. 

# Nhằm triển khai thực hiện các mô hình điểm tại Đề án 'Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030' (Đề án 06) phục vụ chuyển đổi số tại TPHCM của UBND TP; cũng như xử lý dứt điểm 'điểm nghẽn' triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn của Ban Chỉ đạo Đề án 06 TP, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố (gọi tắt là BQL) vừa xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình 'Kiểm soát khu công nghiệp, nhà máy' (mô hình điểm) tại khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn.

Ông Hứa Quốc Hưng- Trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM cho biết, trong năm 2024 đã và đang triển khai các nội dung thực hiện mô hình điểm đến các KCX, KCN trên địa bàn TP với mục tiêu phấn đấu là thực hiện hiệu quả mô hình điểm tại 01 KCX/KCN. (CAND)

# “Hội thi Mèo đẹp Phong trào 2024” nằm trong chương trình sự kiện “Tuần lễ Sinh vật cảnh” TP.HCM năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM phối hợp với UBND quận 1, Hội Ngành nghề nông nghiệp TP.HCM tổ chức.

Đây không chỉ là cuộc thi sắc đẹp giữa các chú mèo mà còn là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của cộng đồng yêu động vật. Hội thi đã thu hút đông đảo cộng đồng những người yêu động vật đến tham dự với gần 100 “ứng cử viên mèo”. Tại ngày hội, tổ chức thi 2 bảng với giống mèo quốc tế và giống mèo ta. 

 

Hiền Công - Ngọc Yến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, trước ngày nhậm chức 20/1/2025, chính quyền Biden được cho là đang có những bước "chạy nước rút" để phân bổ hàng tỷ USD tiền đã được cấp.

Cổ phục xuống phố

Cổ phục xuống phố

Dù đã gần một tuần trôi qua nhưng những hình ảnh của Ngày hội cổ phục Việt Nam diễn ra ngày 17/11 vừa qua tại phố đi bộ Hồ Gươm vẫn gây sốt trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo Bộ Tài chính, mục đích của việc giảm thuế giá trị gia tăng trong nửa đầu năm 2025 là để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp.

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.