Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong số những người nghệ nhân đang ngày ngày hết lòng vì loại hình biểu diễn nghệ thuật này phải kể đến Nghệ nhân dân dân Trường Út (tên thật là Phan Văn Út, sinh năm 1975, thuộc CLB Đờn ca tài tử Tây Đô, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) - người đã có hơn 30 năm thăng hoa cùng những làn điệu dân tộc.
PV: Trên tay Trà My đang là một tô bún riêu hết sức thơm ngon, nóng hổi. Thế nhưng tô bún riêu này thì có liên quan gì đến nhân vật ngày hôm nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị đây nhỉ? Xin tiết lộ với quý vị, ngoài nghệ danh Trường Út thì nghệ nhân của chúng ta còn được mọi người biết đến với tên “Út Bún Riêu”. Tô bún này cũng do một tay anh làm ra.
Tại đây, chúng tôi có thể thấy được hai phiên bản của anh, một “Út Bún Riêu” tại quán bún nhỏ này và hơn thế nữa là một NSND Trường Út trên sân khấu Cải lương, Đờn ca tài tử.
PV: Xin chào anh Trường Út, từ khi nào mình bén duyên với nghệ thuật biểu diễn dân gian ?
Ngày trước. anh có ông anh, ông ấy cũng hát đám chơi này nọ, như là hát không chuyên vậy đó, hát ca cổ. Còn anh từ 7,8 tuổi theo anh ấy. Từ đó, mình bắt đầu yêu mến, đam mê. 8 tuổi là anh bắt đầu nghiệp ca hát. Lúc đó ở nhà cũng đam mê rồi, thường nghe mấy băng cassette.
Tự nhiên mình yêu thích, mình đam mê bộ môn sân khấu cải lương. Nghe mấy tuồng ngày xưa, ta nói nhiễm hồi nào không hay. Rồi chất giọng mình ca theo trong băng cassette, mình có biết nhịp nhàng gì đâu, sau đó mới đi học.
PV: Ngoài biểu diễn Cải lương, Đờn ca tài tử thì mình còn có một quán bún riêu nữa. Vậy một ngày mình vừa đi diễn rồi vừa bán bún thì có mệt lắm không anh?
Có, mệt, mệt lắm! Ví dụ mà sáng sớm hôm đó anh đi hát một hội nghị hay chương trình gì đó. Mình phải tất bật. Bình thường sáng sớm 3 giờ, 3 rưỡi anh ra quán thì anh phải đi trước từ 2 giờ. Chuẩn bị xong thì đi hát rồi về bán.
Thật ra anh là người đứng “trụ cột” quán bún riêu đó, anh nấu nướng, trụng bán, tiếp khách khứa. Tại có mình thì người ta thích người ta đến. Nhưng anh đam mê hát, anh đi lưu diễn xa ở ngoài Hà Nội thì anh cũng sẵn sàng nghỉ bán 3-4 ngày.
PV: Anh vừa đi diễn, vừa đi dạy, đi chấm thi thì động lực nào đã giúp mình quyết định duy trì cả việc đi biểu diễn và cả quán bún này vậy anh?
Nếu thực sự nói về bộ môn Đờn ca tài tử là mình đam mê, yêu nghề. Chứ thực ra bây giờ nói em đam mê Đờn ca tài tử mà không có nghề phụ, em không nuôi dưỡng nó thì em sẽ không bao giờ chơi được bộ môn này.
Khi mình quá tất bật với cơm áo gạo tiền thì mình cũng không tham gia được, nhưng may mắn từ khi anh thi Đường đến Danh ca vọng cổ (lần đầu tiên) anh bên đội chị Ngọc Huyền nên người ta biết nhiều về anh rồi công việc mình buôn bán cũng rất ổn định, đông khách hơn, cũng đỡ hơn phần nào kinh tế cho gia đình mình.
PV: Còn điều gì khiến mình vẫn còn trăn trở không anh?
Đến bây giờ, mình cũng được “nồi bún riêu” nên yên tâm trong gia đình. Còn nói về nghệ thuật, theo nhìn nhận của mình thì nghệ thuật sân khấu nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử đã phát triển rồi, mấy năm sau này thì phong trào nó mạnh hơn.
Nhưng có một điều là hiện giờ nhạc thị trường quá nhiều. Mình sợ nhất, trăn trở nhất một điều rằng thế hệ mai sau sẽ quên đi, mất đi truyền thống văn hóa, mất đi gốc đờn ca tài tử của mình.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của anh Trường Út. Chúc anh luôn có nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình mang nghệ thuật biểu diễn dân gian đến gần hơn nữa với khán giả mọi miền.
Vẫn như thường lệ, một ngày của anh “Út bún riêu” bắt đầu từ 3 giờ sáng tại quán bún riêu nhỏ ven đường Nguyễn Tri Phương, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Quán của anh đã sáng lên ánh đèn nhỏ từ sớm, còn anh chủ thì cặm cụi chuẩn bị từng loại nguyên liệu cho đến ninh nước dùng, sắp bàn ghế…
Vừa ngơi tay chuẩn bị thì cũng kịp lúc bình minh ló dạng, khách bắt đầu ra vào và dần dần đông hơn. Anh “bếp trưởng” Trường Út cũng vì thế mà chẳng kịp nghỉ ngơi. Từng tô bún nóng hổi, thơm phức được đưa đến tận bàn cho khách kèm theo câu ca vọng cổ mời chào quen thuộc.
Không còn hình ảnh của một người nghệ nhân biểu diễn, anh đơn sơ, giản dị như chính công việc và cuộc sống thường nhật của mình. Chính từ quán bún riêu Trường Út này mà anh có thể mưu sinh, yên tâm, vững chãi nuôi gia đình nhỏ của mình. Còn sân khấu Cải lương và Đờn ca tài tử là duyên, là nợ mà anh đã trót nặng lòng từ lâu.
Cách đây 40 năm trước, khi cậu bé Trường Út lên 8 tuổi đã luôn cùng người anh Trường Lạc của mình ra vào khắp các sân khấu Cải lương và Đờn ca tài tử lúc bấy giờ. Nhưng dường như nghe hát ở các sân khấu lớn nhỏ vẫn chưa đủ đối với cậu bé Trường Út.
Khi ấy, may mắn gia đình có một chiếc đài cũ, cậu bé Trường Út cũng liên tục sưu tầm những băng cassette nên tiếng nhạc vọng cổ, cải lương cứ ngày đêm được phát lên. Sẵn máu đam mê nên đối với cậu bé ngày nào tiếng nhạc cứ như một “liều thuốc thôi miên”, cậu cứ ngân nga theo từng lời ca và dần yêu thích hồi nào chẳng hay.
Anh Trường Lạc cũng đã nhìn thấy được khả năng của em mình, nên dạy em trai từ những điều nhỏ nhặt nhất về ca cổ. Nhưng sau khi thấy em mình thật sự nghiêm túc với nghiệp cầm ca, anh Trường Lạc đã đưa Trường Út đi tìm thầy Hai Long - thầy của những tài danh lúc bấy giờ để tầm sư học đạo.
"Khi đó, thầy về đây đào tạo cho mấy đứa nhỏ nên không có lấy học phí, anh hai dẫn mình đi học. Mà trong đó thì mình nổi bật hơn. Mình được tập những bài bản nhỏ, trường canh cho mình có nhịp nhạc. Rồi mình biết ca bài này, bài nọ, các bài vọng cổ. Bắt đầu ca những bài nhỏ trước, sau mới dạy vọng cổ. Lúc đó mình có làn hơi rồi, nên mình học cho có nhịp. Tính ra học tầm một năm hay vài tháng gì đó là anh hát được rồi. Ở nhà anh hai Trường Lạc cũng chỉ thêm. Lúc đó anh chưa bể tiếng nên mình hát vai Đào luôn", Nghệ nhân dân dân Trường Út cho biết.
Nhờ có tố chất và nỗ lực rèn luyện, năm 1990 anh Trường Út chính thức bắt đầu đi biểu diễn khắp nơi. Giọng ca những bài Bắc của anh đầy chuẩn mực, giàu xúc cảm nên đi vào lòng người một cách lắng đọng. Anh có cách chẻ nhịp, đưa hơi ngọt lịm khiến bài tài tử trở nên bay bổng. Cũng vì thế anh Trường Út ngày càng tiến bộ và trở thành giọng ca sáng giá trong phong trào đờn ca tài tử ở Cần Thơ. Chỉ một năm sau, anh đã đạt Huy chương Bạc Hội thi giọng hát Cải lương khu vực ĐBSCL.
Điều đặc biệt là chẳng ai ngờ, cậu bé Trường Út đạt giải khi ấy chỉ mới vừa tròn 16 tuổi, với vai diễn cô đào hát. Những năm tháng sống hết mình, cháy bỏng với nghề có nhiều kỷ niệm khiến NNND Trường Út chẳng thể nào quên.
"Có đợt đó anh hát ngày lễ 30/4. Ngay lúc đó, buổi chiều trước giờ diễn, anh bị tai nạn nhẹ, anh bị tai nạn nói chung là lủng màng nhĩ một bên tai, không còn nghe được một bên. Tối đó anh vai chính. Nó tươm máu trong tai anh, anh lấy bông gòn nhét lại. Xong vai diễn đó anh mới đi bệnh viện. Tại bởi vì mình bỏ là chương trình đó bỏ hết vì có 5-6 diễn viên mà mình là diễn viên chính. Ráng!", Nghệ nhân dân dân Trường Út cho biết.
"Không chỉ chị mà hầu như tất cả những anh em nghệ sĩ đều cảm nhận anh Trường Út rất bình dị, rất gần gũi và vui vẻ".
"Ở Cần Thơ anh hoạt động nghệ thuật rất là nhiều, mình có đi coi. Mình thấy hát hay, mình thích giọng anh, anh diễn duyên dáng".
Hình ảnh anh Trường Út nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và hồ hởi không chỉ tại quán bún riêu của anh mà đó còn là hình ảnh người NSND Trường Út trên sân khấu. Ngoài những lúc biểu diễn thăng hoa, anh Trường Út vẫn luôn trăn trở về việc gìn giữ và truyền nối bộ môn nghệ thuật dân gian Cải lương và Đờn ca tài tử.
Chính vì thế, chỉ cần có thể thì anh đều đi hỗ trợ, truyền dạy các thế hệ tại các lớp dạy đờn ca tài tử do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Câu lạc bộ đờn ca tài tử Tây Đô hay Trung tâm Văn hóa quận Ninh Kiều… tổ chức.
Là tấm gương sáng trong phong trào biểu diễn nghệ thuật dân gian tại Cần Thơ, nhiều kinh nghiệm tích lũy và lửa nghề đều được anh trao gửi tới những ai yêu thích, muốn tìm hiểu, học hỏi sâu hơn về bộ môn này. Anh đã dìu dắt nhiều thế hệ học trò, trong đó có những tên tuổi được khẳng định như nghệ sĩ Minh Tuấn, Việt Thu, Thanh Dũng…
Chị Lý Thu Phương (43 tuổi, Trung tâm Văn hóa quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) - người đã có nhiều lần cộng tác cùng NSND Trường Út qua các chương trình, chị chia sẻ: "Anh có chuyên môn cao. Đối với anh em nghệ sĩ đi trước anh luôn kính trọng. Những đàn em nhỏ mới bước vào nghề thì anh luôn tận tâm chỉ dạy. Những lớp truyền nghề, trung tâm giảng dạy thì chị cũng mời anh về giúp. Những chương trình nào khó khăn “Anh Út ơi! Hỗ trợ em với” là ảnh hỗ trợ, ảnh cũng không có nề hà, cũng không để ý tới việc kinh phí".
Trong Đường đến danh ca vọng cổ năm ấy, tiết mục "Số phận mãi là số phận" mà huấn luyện viên dàn dựng cho NSND Trường Út tại chương trình đã bắt đúng tâm tư của một Trường Út bán bún riêu mê vọng cổ. Đối với NSND Trường Út: “Đời còn cho hơi thở, tôi còn cất lên lời ca, với tôi đó là mục đích sống cũng là nguồn sống”.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.