Yêu cầu ngân hàng nỗ lực giảm 1-2% lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất, trong đó có việc giảm thêm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Ảnh nh họa

Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.

Theo đó, NHNN đề nghị các ngân hàng nỗ lực giảm tiếp lãi vay từ 1 - 2%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. 

Và khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi, thì năng lực sản xuất được cải thiện và từ đó tạo lực đẩy cho xuất khẩu:

Dẫn chứng là tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 8 tỷ USD. 

Từ đầu năm tới nay, cả nước ghi nhận 7 mặt hàng vượt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, trong đó dẫn đầu là mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện.

Riêng tháng 5/2024, giá trị nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023. 

Ảnh nh họa

Và bên cạnh các DN dần phục hồi sản xuất, người lao động cũng được hưởng lợi khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao:

Bộ LĐ-TB&XH dự báo, sản xuất giường, tủ, bàn ghế; dệt may; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh trong quý II/2024.

Có 3 ngành nhu cầu việc làm được dự báo sẽ giảm tuyển dụng lao động trong quý II là: in, sao chép bản ghi; khai khoáng; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic.

Về triển vọng thị trường lao động quý II/2024, Bộ LĐ-TB&XH dự báo 51,5 triệu người lao động có việc làm, tăng 200 nghìn người so với quý I. 

Tuy nhiên, một thống kê ‘kém sắc’ hơn đến từ hoạt động của ngành sản xuất ô tô:

Theo đó, tính đến 29/5, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ước đạt 26.100 chiếc, giảm 4,4% so với tháng 4, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Có thể thấy, sản lượng ô tô lắp ráp đã giảm rõ rệt so với các tháng trước đó, gây ra không ít lo ngại cho các nhà sản xuất và các chuyên gia kinh tế. 

Một thống kê khác của Deloitte chỉ ra rằng, hơn 30% người Việt quan tâm đến xe điện, đồng thời người Việt sẵn sàng mua xe điện để giảm chi phí vận hành, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cá nhân. 

Ảnh nh họa

Với thị trường giao dịch hàng hóa, sắc đỏ phủ kín bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua, kéo chỉ số MXV-Index giảm mạnh 1,6% xuống 2.339 điểm, thấp nhất trong vòng 1 tuần. Trong đó, nhóm kim loại và năng lượng dẫn dắt xu hướng thị trường khi tất cả các mặt hàng đồng loạt ghi nhận giảm giá.

Giá dầu thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp trước áp lực vĩ mô và tín hiệu nhu cầu có phần suy yếu. Dầu WTI giảm 1,67% xuống 77,91 USD/thùng. Dầu Brent giảm 2,08% xuống 81,86 USD/thùng. 

Dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu tăng công suất sử dụng lên mức cao nhất trong hơn 9 tháng. Tuy nhiên, tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất bất ngờ tăng lần lượt 2 triệu và 2,5 triệu thùng do nhu cầu suy yếu bất chấp giai đoạn tiêu thụ cao điểm đến gần.

Ảnh nh họa: THX

Thị trường chứng khoán 

Với TTCK Mỹ, Thị trường cổ phiếu Mỹ tiếp tục có phiên giao dịch kém tích cực khi Nasdaq -1,08%, DJIA -0,86% và S&P 500 -0,6% cùng đi xuống.

Đi kèm số liệu PCE tháng 4 được công bố, câu chuyện lạm phát và chính sách lãi suất sắp tới của FED sẽ quay lại và là tâm điểm trong ngày cuối tuần.

Còn ở trong nước, VNIndex tiếp tục phản ứng tích cực từ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.250. Các chỉ báo kỹ thuật duy trì tín hiệu trung tính yếu.

Theo SSI Reseach, nhịp hồi phục ở VNIndex chưa đủ độ tin cậy và chỉ số có thể quay lại đà giảm với rủi ro đánh mất vùng 1.250.