Vậy đâu là giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn, thông suốt trên hệ thống quốc lộ khu vực phía Bắc?
Xung quanh nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại cùng ông Bùi Hữu Vinh - Quyền Trưởng phòng Quản lý bảo trì, Khu Quản lý đường bộ I.
PV: Xin ông cho biết công tác bảo trì, sữa chữa thường xuyên, nhằm ngăn ngừa, giữ gìn, đảm bảo ATGT trên hệ thống quốc lộ khu vực phía Bắc trong năm 2024 đến thời điểm hiện nay?
Ông Bùi Hữu Vinh: Khu Quản lý đường bộ I quản lý nhiều tuyến QL phía Bắc với nhiều loại địa hình, từ ền núi, trung du đến đồng bằng và cả cao tốc. Về công tác bảo trì và sửa chữa thường xuyên năm 2024, ngay từ đầu năm Khu đã tổ chức triển khai để đảm bảo tiến độ.
Công tác bảo trì và sửa chữa thường xuyên một mặt để duy trì công năng sử dụng của con đường, mặt khác để đảm bảo mặt đường êm thuận, an toàn, công tác này được triển khai thường xuyên.
Tuy nhiên, năm nay bắt đầu từ tháng 5 Khu QLĐB I đã phải dồn toàn lực đến hết tháng 10 cho công tác khắc phục bão lũ. Sau khi thời tiết thuận lợi, Khu QLĐB I đã triển khai ngay công tác bảo trì, sửa chữa đường sá, đến tháng 11 cơ bản các hư hỏng đã được sửa chữa, đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con, đảm bảo an toàn và tiến độ công trình và đến giờ phút này việc giải ngân cơ bản về đích.
PV: Hiện nay công tác khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2024 đã hoàn tất chưa?
Ông Bùi Hữu Vinh: Đến cuối tháng 11 toàn bộ các tuyến đường đã lưu thông bình thường, đảm bảo giao thông bước 1; các vị trí sụt trượt lớn, hư hỏng nặng, đòi hỏi phải có phương án sửa chữa căn cơ, Khu QLĐB I đã báo cáo Cục Đường bộ VN, Cục báo cáo Bộ GTVT lên phương án để sửa chữa trong năm 2025.
Năm 2024 thiệt hại về hạ tầng tương đối lớn, đặc biệt là tuyến cao tốc Lào Cai – Kim Thành một quả đồi bị sạt rất nghiêm trọng thì phải có giải pháp căn cơ, đảm bảo công năng sử dụng của tuyến đường trở về trạng thái ban đầu. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ triển khai từ đầu năm, trước mùa mưa bão 2025.
PV: Mỗi năm trên khu vực ền núi phía Bắc xuất hiện mới hàng chục điểm đen TNGT cũng như các các vị trị có nguy cơ mất ATGT, các bất cập trong tổ chức giao thông. Vậy công tác xử lý điểm đen, điểm có nguy cơ mất ATGT đã được xử lý đến đâu và đâu là những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện?
Ông Bùi Hữu Vinh: Công tác đảm bảo ATGT là việc làm thường xuyên của Khu QLĐB I, trong quá trình quản lý trên các tuyến QL liên tục xuất hiện những vị trí gây mất an toàn, đặc biệt là những vị trí điểm đen. Hàng năm trên cơ sở các số liệu đo đạc, các vụ TNGT và ý kiến của địa phương mà cụ thể là cảnh sát giao thông chúng tôi thường xuyên rà soát trên các tuyến.
Khi xuất hiện các điểm đen mất an toàn chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đo đạc và lên phương án báo cáo Cục ĐBVN xin phép đầu tư. Một là có thể đưa vào kế hoạch hàng năm, hai là với những trường hợp đặc biệt như điểm đen cần xử lý ngay thì Cục ĐBVN sẽ báo cáo Bộ GTVT và cho triển khai ngay để đảm bảo an toàn, vì thế điểm đen TNGT ở khu vực cơ bản đã được giải quyết kịp thời.
Hiện nay có một số vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn xuất hiện một số vướng mắc như vướng mặt bằng, trong khi bảo trì không có tiền giải phóng đền bù mặt bằng hoặc chỉ có hỗ trợ thôi; đường ền núi quanh co, tầm nhìn hạn chế, muốn mở rộng đảm bảo tầm nhìn thì phải bạt núi, nhưng hiện nay bạt núi liên quan đến đất rừng, quy định của luật pháp về vấn đề này rất nghiêm ngặt. Vì vậy có thể sẽ phải thay đổi phương án để đảm bảo giải quyết được vị trí điểm đen đó.
Mong sao nhà nước có cơ chế hoặc hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quá trình triển khai xử lý điểm đen mà cần dùng đến đất rừng có cơ chế thuận lợi hơn, từ đó xử lý nhanh và hiệu quả cho xã hội. Đồng thời khi xuất hiện điểm tiềm ẩn chúng tôi sẽ ghép nối vào các công trình bảo trì để đảm bảo hiệu quả, tức là không xử lý một vị trí đấy mà sẽ xử lý cùng với công tác bảo trì tổng thể thì nó đồng bộ và hiệu quả hơn.
PV: Xin cảm ơn ông.