Xu hướng thời trang xanh, bền vững ngày càng được quan tâm

Thời trang là ngành đứng thứ 2 gây ô nhiễm môi trường toàn cầu, khi nhiều hãng kinh doanh thời trang nhanh liên tục cho ra những bộ sưu tập mới, sử dụng các nguyên vật liệu giá rẻ, hóa chất trong quá trình xử lý. Nhiều người dùng thường chỉ mặc thời gian ngắn rồi thải bỏ.

 

# Bộ Công Thương vừa công bố định hướng phát triển ngành điện đạt mục tiêu Net-zezo năm 2050. Đó là phát triển nhanh và bền vững; ưu tiên khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải bằng “0” vào năm 2050.

# Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2022 đã khai mạc ngày 23/11 tại Hà Nội. Đáng chú ý, các nhà cung cấp thiết bị công nghệ sẽ đồng hành doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp tự động hoá, kinh tế tuần hoàn, quản trị số, phát triển bền vững.

# Hơn 1.800 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình khuyến mại tập trung đợt 2 tại TP.HCM từ ngày 15/11 đến 31/12, với hơn 4.700 chương trình khuyến mại. Ngoài việc tăng số lượng chương trình, hàng loạt doanh nghiệp cũng tăng mạnh mức độ ưu đãi, có mặt hàng giảm tới 80%.

Ảnh nh họa

 Thời trang là ngành đứng thứ 2 gây ô nhiễm môi trường toàn cầu, khi nhiều hãng kinh doanh thời trang nhanh liên tục cho ra những bộ sưu tập mới, sử dụng các nguyên vật liệu giá rẻ, hóa chất trong quá trình xử lý. Nhiều người dùng thường chỉ mặc thời gian ngắn rồi thải bỏ.

Thời gian gần đây, rác thải thời trang không còn là khái niệm quá xa lạ với người tiêu dùng. Thời trang là ngành đứng thứ 2 gây ô nhiễm môi trường toàn cầu, khi nhiều hãng kinh doanh thời trang nhanh liên tục cho ra những bộ sưu tập mới, sử dụng các nguyên vật liệu giá rẻ, hóa chất trong quá trình xử lý. Nhiều người dùng thường chỉ mặc thời gian ngắn rồi thải bỏ.

Chính vì vậy, thời trang bền vững, thời trang xanh, thời trang không rác thải, hay thời trang tuần hoàn ra đời, đều là những khái niệm hướng tới môi trường sống hạn chế rác thải bởi dệt may, giữ cho sản phẩm có vòng đời sử dụng lâu nhất. Cụ thể, sản phẩm được chú trọng ngay từ khâu chọn nguyên liệu, thiết kế, để sau đó có thể tái sử dụng càng lâu càng tốt, hoặc nếu không thể tái sử dụng thì chúng sẽ được dùng làm nguyên liệu thô thay vì vứt bỏ.

Xu hướng đầu tiên là “xanh” ngay từ khâu sản xuất, chọn nguyên liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, xử lý an toàn và thiết kế sản phẩm có độ bền cao. Một trong những điển hình cho xu hướng này tại Việt Nam là Công ty CP nghiên cứu sản xuất và phát triển sợi Eco (Ecosoi).

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc kỹ thuật Ecosoi chia sẻ, công ty ra đời trước thực tế dứa là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, nhưng người nông dân chỉ thu hoạch quả và thải bỏ hàng triệu tấn lá mỗi năm: "Tiềm năng từ lá dứa, một phụ phẩm bỏ đi, người nông dân phải tốn rất nhiều chi phí để xử lý, thậm chí phải xịt thuốc diệt cỏ, đốt. Mong muốn nâng cao giá trị từ cây dứa, biến lá dứa thành tài nguyên, sợi xuất khẩu đưa ra thế giới. Chúng tôi cùng nhau đưa Công ty Ecosoi phát triển với mục đích tạo tác động xã hội, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế cho người dân địa phương".

Xu hướng thứ hai là “xanh” trong quá trình sử dụng. Thay vì để những món đồ xinh đẹp, thậm chí mới tinh nằm yên trong tủ đồ và ngày càng giảm giá trị, thì hãy “tuần hoàn” chúng. Đó là phương châm hoạt động của nhiều tủ thời trang xanh hiện nay, trong đó có Urban Circular Space (UCS).

Chị Phùng Thị Thu Hà, người sáng lập dự án chia sẻ: "Mình thấy sự lãng phí khủng khiếp từ tủ quần áo của mình, các đồng nghiệp nữ của mình cũng tương tự như vậy. Những quần áo của mình ở thành phố rất khó để mang đi từ thiện, muốn cho bạn bè người thân thì hầu hết mọi người có đủ rồi. Chính vì vậy, mình mới nghĩ đến việc bán lại quần áo này, mình còn thu thập đồ của những người đồng nghiệp. Và kết quả rất là bất ngờ, mình bán ở một vài hội chợ và thấy thị trường thời trang tuần hoàn là một thị trường khổng lồ, vô cùng tiềm năng".

UCS hoạt động phi lợi nhuận, số tiền thu được từ việc bán quần áo cũ giá rẻ chỉ đủ chi phí duy trì công việc. Nhưng điều ý nghĩa hơn chuyện thời trang, buôn bán là UCS cùng nhiều tủ thời trang xanh khác ngày càng nhận được sự quan tâm của cả người mua lẫn người cho tặng đồ, từ đó cùng lan một xu hướng tiêu dùng bền vững, góp phần chung tay bảo vệ môi trường./.