Rõ ràng việc hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô/xây dựng vùng phát thải thấp là rất cần thiết trong bối cảnh ùn tắc và ô nhiễm trong khu vực lõi đô thị ngày càng nghiêm trọng.
Tuy vậy, để người dân đồng thuận với các chính sách này, hệ thống vận tải công cộng – biện pháp đi lại thay thế phải được xây dựng và phát triển đủ tốt, cùng với đó là thông tin rộng rãi, nh bạch, chứ không phải dựa trên thông tin một cách tù mù.
Việc xây dựng hệ thống giao thông xanh trong khu vực lõi đô thị, thể hiện bằng các vùng phát thải thấp đã trở thành mục tiêu quan trọng của nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, mỗi khi chính sách này được nêu ra, lực cản đầu tiên thường được người dân viện dẫn là hệ thống giao thông công cộng, cụ thể là xe buýt, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Có nhiều lý do khiến người dân ngần ngại sử dụng xe buýt, trong đó có nguyên nhân vì dịch vụ này chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ, với những hạn chế, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài, đặc biệt trong giờ cao điểm, gây bất tiện và làm mất thời gian của hành khách.
Khi xe buýt không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về sự tiện nghi, nhanh chóng và thuận tiện, người dân khó lòng từ bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng giao thông công cộng.
Một yếu tố khác khiến việc thúc đẩy sử dụng xe buýt trở nên khó khăn là thiếu sự thông tin về tỷ lệ đáp ứng của hệ thống xe buýt. Mặc dù cơ quan chức năng thi thoảng đưa ra những con số về tỷ lệ đáp ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng, khoảng 12%, 15%, thậm chí gần 20%, song cơ sở để đưa ra những con số này hầu như rất ít được thông tin đến người dân.
Đó là chưa kể với những giai đoạn tiếp theo, khi sự đồng thuận của người dân đóng vai trò rất quan trọng để thực thi các chính sách xây dựng vùng phát thải thấp, hạn chế xe cơ giới chạy diesel vào vùng đô thị lõi, thì mục tiêu tăng trưởng tỷ lệ đáp ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng vẫn rất… tù mù.
Ngay cả với dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, mặc dù được nhiều người dân đón nhận, song sau hơn 3 năm vận hành thương mại, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội vẫn chưa đánh giá được tỷ lệ đáp ứng của tuyến đường sắt đô thị này với nhu cầu đi lại của người dân.
Khi không có số liệu đáng tin cậy, người dân và các nhà hoạch định chính sách khó đưa ra những quyết định hợp lý để thúc đẩy sử dụng xe buýt hoặc điều chỉnh phương án hạn chế phương tiện cá nhân.
Bởi vậy, để thực hiện việc hạn chế phương tiện vào nội đô, cần có những biện pháp thiết thực nhằm cải thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng. Việc xây dựng hệ thống giao thông xanh, không ô nhiễm, thậm chí hạn chế một số loại phương tiện vào vùng đô thị lõi có thể thực hiện song hành với kế hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng, song bản thân hệ thống vận tải hành khách công cộng cũng phải đặt mục tiêu, lộ trình thay thế phương tiện cá nhân qua từng năm, từng giai đoạn.
Việc đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân trong khu vực bị hạn chế sử dụng xe máy, ô tô cá nhân sẽ được thay thế bằng các tuyến xe buýt nhỏ hoặc xe buýt điện có chức năng gom khách từ các khu dân cư và tuyến đường có mặt cắt hẹp ra các tuyến phố chính. Bổ sung các điểm đỗ xe đạp công cộng tại các điểm trung chuyển xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ xe buýt.
Đặc biệt, trong lộ trình tăng dần tỷ lệ đáp ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng đó, cần nh bạch hóa thông tin, công bố công khai đến người dân, để có sự sẻ chia, đồng hành và cả giám sát. Khi có được sự đồng thuận của người dân, có thông tin về tỷ lệ đáp ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng, các chính sách hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô, hay việc chuyển đổi phương tiện cá nhân chạy nhiên liệu diesel sang nhiên liệu sạch, không phát thải mới thật sự nh bạch và đủ sức thuyết phục.
Hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô là một mục tiêu cần thiết để giảm ùn tắc và ô nhiễm trong khu vực đô thị lõi. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt, được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của người dân. Một hệ thống xe buýt hiện đại, nh bạch và tiện lợi sẽ là điều kiện tiên quyết để giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân và hướng đến một đô thị xanh, sạch, văn nh, bền vững.