WB nhận định GDP của Việt Nam đạt khoảng 4,8% trong năm 2021

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mùa Thu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021 và phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

# Các DN nhỏ và vừa, khởi nghiệp sáng tạo sẽ nhận được thêm nhiều hỗ trợ khi Nghị định số 80/2021/NĐ-CP sắp có hiệu lực từ ngày 15/10 tới. 

Và Bộ Tài chính vừa Thông tư 82/2021 để giải quyết tình trạng hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện Chỉ thị 16. 

# Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mùa Thu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021 và phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.

Về vấn đề này, phóng viên GCS đã có cuộc trao đổi với bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam:

PV: Ngân hàng Thế giới dự báo ra sao về tình hình kinh tế của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2021 và năm 2022?

Bà Dorsati Madani: Tôi ước tính tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam sẽ vào khoảng 4,8%, và con số đó thấp hơn khoảng 2% so với dự báo tháng 12/ 2020 và có thể con số tăng trưởng dự báo đó vẫn còn nguy cơ suy giảm.

Trong năm 2022 và 2023, khi khủng hoảng đã được kiểm soát, nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, và trở về với xu hướng tăng trưởng trước đó ở mức khoảng 6,5%, điều này sẽ giúp nợ công sẽ giảm dần.

PV: Vậy Việt Nam cần lưu ý những giải pháp  nào để đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra?

Bà Dorsati Madani: Một là, COVID có tác động khác nhau với các nhóm khác nhau, nhất là các hộ thu nhập thấp, nữ giới, người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Rủi ro thứ hai cần theo dõi chặt chẽ là khu vực tài chính.

Cuối cùng, là vấn đề về rủi ro tài khóa. Vì vậy, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ vấn đề rủi ro tài khóa, liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và các nguy cơ về nợ dự phòng.

PV: Xin cảm ơn bà!

# Trong báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, NHNN nhận định rủi ro áp lực lạm phát tăng cao trong các tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022 là hiện hữu. 

Còn theo báo cáo của Ngân hàng United Oversea, trong quý 3, một điểm sáng đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng lên tới hơn 22 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. 

# Tại TPHCM, khu vực ngoài nhà nước vẫn là động lực chính trong xuất-nhập khẩu, với kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5% và nhập khẩu tăng 39% trong 9 tháng. 

Và dự báo, xuất khẩu nông nghiệp của cả nước kỳ vọng có thể đạt được mục tiêu 44 tỷ USD trong năm nay. 

# Mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, sẽ tiến hành thí điểm dùng Mobile-Money trong vòng hai năm. Hiện,  NHNN đã nhận được 3 đơn vị đăng ký triển khai. Ông Đào Minh Tú cho rằng, đây là vấn đề đòi phải hết sức chặt chẽ, đúng quy định:

"Về cơ bản, chúng tôi cũng đã thống nhất và hy vọng trong tháng 10, ba Bộ sẽ thống nhất hồ sơ của các đơn vị này. Khi đủ điều kiện sẽ quyết định cấp phép để các đơn vị triển khai dịch vụ. Hơn nữa, đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng công nghệ (điện thoại di động của người dân), thuận tiện nhưng cũng đòi hỏi phải hết sức an toàn, tránh bị lợi dụng".

# Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia VN (NAPAS) sẽ tiếp tục ễn phí xử lý giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ (đến 31/12) nhằm chia sẻ những khó khăn của các ngân hàng và DN do dịch bệnh.

Còn với thị trường lao động, từ số lượng lớn công nhân lao động di chuyển về quê cho thấy nguy cơ thiếu hụt lao động trong và sau dịch, nhất là các tỉnh phía Nam.

# Trước tình trạng giá đất tại Long Biên tăng “nóng” sau khi có thông tin dự án cầu Trần Hưng Đạo, nhiều chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư BĐS nên cân nhắc khi "đón sóng" hạ tầng, tránh giá tăng “ảo”. 

Và theo Savills, thị trường BĐS Hà Nội quý III không ghi nhận nguồn cung mới của căn hộ hạng C (nhà thuộc phân khúc bình dân). 

# Các nhà đầu tư vừa trải qua một tuần bùng nổ cùng thị trường hàng hóa, khi bên mua áp đảo giúp chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng mạnh 1,5% lên mức 2.287 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 4.000 tỷ đồng mỗi phiên, và dòng tiền chủ yếu tập trung vào nhóm nguyên liệu công nghiệp, nhóm tăng mạnh nhất trong tuần qua.

Cung cấp thêm các thông tin mà giới đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Đoàn Bảo Trung, Trưởng Bộ phận Thông tin thị trường, Sở GDHHVN cho biết:

Tuần này, vào tối thứ sáu, sẽ có báo cáo Bảng lương Phi nông nghiệp cùng các số liệu thất nghiệp của Mỹ, qua đó giúp giới đầu tư đo lường được sức khỏe của nền kinh tế số 1 thế giới này. Đây là báo cáo thường có tác động mạnh lên toàn bộ thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu

# Với phần tin quốc tế ngay sau đây, sẽ là những lo ngại về làm phát tại EU. Cụ thể, tỷ lệ lạm phát tại Eurozone tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, ở mức 3,4%, đặc biệt giá năng lượng tăng tới 17,4%. 

Liên nh châu Âu cũng vừa quyết định lùi cuộc đàm phán về Hiệp định FTA với Australia vào tháng 11 tới, muộn hơn 1 tháng so với kế hoạch. 

# Hoạt động sản xuất được đánh giá là đình trệ trên diện rộng tại châu Á trong tháng 9, do do tình trạng thiếu chip và gián đoạn nguồn cung, bên cạnh đó đà tăng trưởng yếu của Trung Quốc. 

Và Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do thiếu chip khi doanh số bán ôtô trong nước giảm tới 35% trong tháng 9. 

# Để đối phó với siêu lạm phát, bộ tiền giấy mới của Venezuela sẽ bỏ bớt đi 6 số 0 khỏi giá trị; và tờ một bolivar sẽ tương đương 25 xu Mỹ. 

Và theo GlobalData, các quốc gia dầu khí lãng phí 82 tỷ USD khí đốt bỏ mỗi năm vì đốt bỏ khí đồng hành (được tìm thấy cùng dầu thô). 

Thị trường chứng khoán

# Tại TTCK Mỹ, S&P500 đang dừng tại ngưỡng 4.357,05 điểm. Xu hướng Giảm ngắn hạn vẫn được duy trì mặc đù chỉ số nỗ lực hồi phục từ vùng hỗ trợ EMA100 trong phiên gần nhất. 

Còn ở trong nước, trạng thái của VN-Index nhìn chung không có sự thay đổi khi chỉ số vẫn đang tiếp tục giằng co, đi ngang và hiện vẫn đang vận động trong phạm vi của mẫu hình Tam giác cân hình thành kể từ đầu tháng 7/2021.

# Nếu VN-Index hình thành một phiên tăng giá mạnh đi cùng với khối lượng bùng nổ, chỉ số sẽ xác nhận cho đà tăng quay trở lại và có thể hướng tới vùng mục tiêu 1.350–1.368 điểm

Trong khi đó, theo SSI Reseach,  nếu VN-Index kết thúc nhịp tích lũy với một cây nến giảm đi cùng vol lớn, nhiều khả năng chỉ số sẽ tìm điểm cân bằng tại vùng 1.330–1.300 điểm.