Vườn cây đặc sản có giá cao giữa mùa khô hạn

Các tỉnh vùng ĐBSCL đang trong thời kỳ khô hạn. tuy vậy, nhờ cách làm sáng tạo, linh hoạt và thích ứng trong sản xuất “thuận thiên”, những vườn cây ăn trái đặc sản của vùng ĐBSCL vẫn xanh tốt, cho thu hoạch và bán được giá cao.

Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, gây nhiều khó khăn cho sản xuất của người dân. Thế nhưng, ngày nay câu chuyện sản xuất thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn không còn là xa lạ với người nông dân. Họ đã thích ứng và thậm chí có một số người còn tận dụng được sự bất lợi của thời để sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

ĐBSCL, cái năng tháng 5 như thiêu đốt, cộng thêm ảnh hưởng của hạn mặn làm cho một số nơi bị thiếu nước ngọt dùng trong sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi. Mặc dù vậy, tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang, cây chẳng những không chết mà còn xanh tốt bạt ngàn cho thu hoạch với niềm vui trúng giá trong mùa khô hạn.

Chị Hương Duyên, ngụ tại xã Thanh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang canh tác khoảng 7 công đất trồng thanh long. Do rút kinh nghiệm từ các đợt hạn mặn của những năm trước, nhất là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tổ chức bơm chuyền dẫn nước ngọt vào các kênh nội đồng, phục vụ sản xuất của người dân.

Dù nguồn nước không dồi dào như mùa mưa nhưng vẫn đủ tưới mát những vườn cây đang khát nước. Dù bán được giá cao nhưng do thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38, 39oC cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng của trái thanh long.

Chị Duyên chia sẻ: Giá thì có giá nhưng thanh long mình không đạt tại vì nước mặn cộng thêm thời tiết nắng  quá, trái nó nhẹ, nắng hạn làm cho trái nhỏ xíu. Ruột đỏ thì được hai mươi mấy ngàn, lái mua tại vườn. giá này là mua xô, chứ còn lựa thì loại 1 cũng được bốn mưới mấy ngàn, Loại 2 ba mươi mấy ngàn.

Ông Nguyễn Trung Quý – Giám đốc Hợp tác xã Nông sản sạch Hưng Thịnh Phát – đơn vị chuyên thu mua trái thanh long xuất khẩu trên địa bàn xã Quơn Long cho biết thêm: Trong mùa khô hạn 2024 này thì bà con xã Quơn Long cũng gặp khó khăn về nước tưới. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con có nguồn nước về đảm bảo tưới tiêu. Nhờ có nước tưới nên khi bà con sản xuất trái thanh long ra vẫn có được sản phẩm đẹp, bán có giá.

ảnh nh họa

Không giống như thanh long, sầu riêng là loại cây rất mẫn cảm với thời tiết. Không chịu được nhiệt độ cao càng không ưa nước nước mặn. Thế nhưng, trong mùa khô hạn này, vườn sầu riêng của bà con nông dân ở ấp Tân Nam, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre lại xanh um, mướt mắt. Nhờ làm tốt công tác trữ nước ngọt ngay từ đầu, nên hàng trăm ha sầu riêng nơi đây đã vượt qua mùa hạn mặn một cách an toàn.

Nói về cách làm của mình cùng bà con ở tổ 12 ấp Tân Nam, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, anh Trần Hoàng Quân chia sẻ:  Ở chỗ tôi trữ được nước ngọt. Trữ trong mương vườn, thả lan, đắp 2 mặt đập, trữ ngọt bên trong, còn ờ ngoài mình làm hệ thống khi nước bị nhiễm mặn thì nó bơm ra. Giống như 1 cái bọng bên ngoài và 1 cái bọng bên trong. Bọng ngoài là để khi nước măn vô thì sẽ bơm ta hết. Còn nước ngọt mình trữ ở trong cái bọng thứ 2. 2 cái bọng cách nhau hơn 10m. Nước ngọt thì mình khai vô, nước mặn thì mình đóng lại. Nước ngọt khai vô để mình trữ ngọt bên trong. Nhìn chung bà con ở khu vực ấp Tân Bắc này tạm thời cũng đạt được 70, 80%.

Nhờ làm tốt công tác thủy lợi nội đồng, tích trữ nước ngọt từ đầu nên hơn 4ha sầu riêng của anh Quân nói riêng và của bà con 2 ấp Tân Bắc và Tân Nam của xã Tân Phú nói chung không những “vượt mặn” mà còn cho thu hoạch với giá bán rất cao. Tuy năng suất có giảm nhưng thu nhập không thua mọi năm. Anh Quân cho biết thêm: Tôi cắt trái hết rồi, cắt bán hết nay khoảng 1 tháng. Đợt đó thì có giá. Giá bán cũng được hơn một trăm ngàn 1 ký. Đó là giá lái mua tại vườn. Còn đóng đi luôn thì được khoảng hơn 130 tới 140 ngàn/1 kg. Giá cao nhưng bị giảm năng suất. Lý do là thiếu nước để xả vô ra do mình trữ lại. Thứ 2 là nắng nóng quá nóng. Nắng nóng là bị ảnh hưởng nhiều hơn. Nước ngọt mình trữ thì có trữ nhưng nắng nóng quá.

Do đặc thù của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là vùng đất trũng, thấp, hàng năm thường bị nước ngập khi mùa lũ về, còn mùa khô thì lại thiếu nước ngọt do nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nơi đây xửa kia nghề trồng mía đường rất phát triển. Tuy nhiên, do thị trường bấp bênh nên người dân cũng dần chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với thị trường. Và cây mãng cầu Xiêm được bà con nơi đây lựa chọn. Theo anh Phùng Quang Rỡ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Hợp tác xã Mãng cầu Xiêm Hòa Mỹ: So với Sầu Riêng hay MÍt thì Mãng cầu chị mặn tốt hơn nhiều lại ít tốn công chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt, cây sẽ cho trái quanh năm, sản lượng trung bình khoảng 25 tấn/1 ha, cho thu nhập hơn 600 triệu đồng 1 năm.

Anh Phùng Quang Rở chia sẻ: Cây mãng cầu Xiêm nó chịu phèn và chịu mặn tại vì nó thuộc họ bình bát. Em có thử nghiệp trồng 2 vườn cặp bên luôn: 1 bên trồng mít, 1 bên trồng sầu riêng, 1 bên trồng mãng cầu. tình hình hiện tại bây giờ là ở Phụng Hiệp đã lên tới 2%o. Cây Mít hiện tại đang rụng lá, còn cây sầu riêng mẫn cảm nhất và đã chết luôn rồi trong khi cây mãng cầu hiện tại vẫn sống bình thường. Sản lượng cây mãng cầu cũng cao. Mãng cầu có thời điểm cũng lên được 1 trăm mấy ngàn đồng 1 kg. 1 trái mãng cầu bán được mấy trăm ngàn. Em cũng đã làm hạch toán trong năm 2023 vừa rồi đó trung bình 1 ha, sau khi trừ đi chi phí cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng. Nói chung thì nó cũng ổn hơn lúa và ổn hơn mít.

Rõ ràng, hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp và gay gắt, là hậu quả mà biến đổi khí hậu để lại với mức độ ảnh hưởng không thể lường trước được. Trong “cuộc chiến” cam go này, chính quyền, ngành chức năng cùng nông dân vùng Cửu Long Châu Thổ đã chọn cách thích ứng “Thuận Thiên”. Trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn tiến ngày càng gia tăng và khó liệt hơn, Người dân cần thay đổi tư duy lẫn phương thức sản xuất sao cho phù hợp với tình hình mới, vừa tiết kiệm nước, giảm chi phí sản xuất vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.