VNDIRECT công bố ngày hệ thống hoạt động trở lại

VNDIRECT đang hoàn tất các thủ tục với Cơ quan Quản lý an toàn an ninh thông tin để có thể chính thức kết nối với hai Sở giao dịch chứng khoán.

GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 trong suốt 4 năm gần đây 2020-2023.

Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tiếp đà khởi sắc, hoạt động thương mại dịch vụ sôi động đẩy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2%...

Còn với thị trường chứng khoán, sau khi khép lại phiên 28/3 chạm tới vùng giá cao nhất trong gần 2 năm qua tại mốc 1.290 điểm, phiên giao dịch sáng nay có những diễn biến nào đáng chú ý?

Trước khi cập nhật thông tin về thị trường hôm nay, có một thông tin đáng chú ý với các nhà đầu tư, trong thông báo mới nhất, VNDIRECT đang hoàn tất các thủ tục với Cơ quan Quản lý an toàn an ninh thông tin để có thể chính thức kết nối với hai Sở giao dịch chứng khoán - dự kiến trong ngày hôm nay (29/3). Hệ thống dự kiến trở lại hoạt động vào 1/4 tới.

Ảnh nh họa: CafeF

Còn diễn biến phiên giao dịch sáng cuối tuần, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn.

Áp lực bán dần lan rộng thị trường và nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm, đã gia tăng sức ép đẩy VN-Index dần lùi xa mốc tham chiếu.

Trong khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều chuyển qua trạng thái điều chỉnh dù biên độ không quá lớn, thì nhóm cổ phiếu dầu khí và bán lẻ đang ngược dòng khởi sắc.

Số mã giảm điểm trên bảng điện tử gấp 2,5 lần số mã tăng, với nhóm VN30 chỉ còn 3-4 mã giữ được mức tăng chỉ trên dưới 0,5%, đã đẩy VN-Index về mốc 1.284 điểm.

Ảnh nh họa: Crypto Crunch

Số liệu từ Crypto Crunch App cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền số, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ với gần 26 triệu người sở hữu tiền ảo. Thời gian qua chúng ta chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình tài sản số. Liệu sẽ gặp những rủi ro gì? 

Để hạn chế các mặt trái và  rủi ro đối với tài sản số, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ chính sách để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của loại tài sản này, đem lại lợi ích cho nền kinh tế và tận dụng được tiềm năng to lớn của nó.

Đây là nội dung được chia sẻ tại Diễn đàn Tài sản số năm 2024 do Công ty cổ phần Công nghệ số SSI (SSI Digital) tổ chức mới đây. Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch SSI Digital Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh: "Chúng tôi mong rằng có đủ cơ sở để xin cơ chế đặc thù hợp pháp để mọi người tham gia một cách chính thống, đồng thời tạo ra một nơi để startup nương tựa và huy động vốn khi cần thiết".

Hiện Việt Nam đang là một trong ba nước đứng đầu thế giới về giao dịch tiền số nhưng lại chưa có khung pháp lý cho loại hình đầu tư này, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch tài sản số. 

Ông Nguyễn Phan Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ SSI cho biết: "Khi được thông qua có thể dễ dàng thử nghiệm sandbox và có các thành viên tham gia thì chúng tôi cũng là một trong những thanh viên trong thị trường tài chính có thể nghiên cứu chính thức và xem xét khả năng đưa loại tài sản này vào trong các rổ sản phẩm của chúng tôi và mang đến cho các nhà đầu tư".

Theo các chuyên gia, khuôn khổ pháp lý ra đời sẽ giảm thiểu các rủi ro an ninh tiền tệ, khi các dòng tiền đầu tư được kiểm soát chặt chẽ và nh bạch, từ đó góp phần tăng cường tài chính quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách.