Việt Nam sắp có có sàn giao dịch tín chỉ carbon

Dự kiến sàn giao dịch tín chỉ carbon Sovia Việt Nam sẽ đi vào hoạt động cuối tháng 9/2024, là nơi giao dịch, phân phối tín chỉ carbon giữa Việt Nam – Hàn Quốc.

 

# Theo NHNN, hiện đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các gói tín dụng này có tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi bão lũ. 

# Chính phủ cũng đang có những sự khuyến khích để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%...

Ảnh nh hoạ

# Gần đây đang có một số quan điểm cho rằng, Việt Nam nên áp dụng thuế cacbon. 

Theo Bộ TN&MT, Việt Nam chưa có ý định áp dụng thuế carbon, do đã có nhiều loại thuế, phí đóng góp quan trọng vào việc giảm phát thải carbon như thuế tiêu thụ đặc biệt, phí bảo vệ môi trường.

Ngân hàng Thế giới (WB) nhiều lần đề xuất Việt Nam áp dụng thuế carbon, song các chuyên gia đánh giá vấn đề này cần cân nhắc cẩn thận, tránh tình trạng “thuế chồng thuế”. 

Một tín hiệu tích cực hơn là dự kiến sàn giao dịch tín chỉ carbon Sovia Việt Nam sẽ đi vào hoạt động cuối tháng 9/2024, là nơi giao dịch, phân phối tín chỉ carbon giữa Việt Nam – Hàn Quốc.

# UBND TP.HCM đã ban hành công văn về giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế đất đai trong thời gian thành phố chưa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung về quy định bảng giá đất.

Theo đó, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới. 

# Sau một tuần giao dịch khả quan, chỉ số VNIndex có diễn biến ra sao trong ngày đầu tuần mới?

Chỉ số VN-Index tiếp đà tăng nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu bluechip. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng khi đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của thị trường nên VN-Index khó bật cao.

Các cổ phiếu trong rổ VN30 đang diễn biến phân hóa mạnh với sắc đỏ có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, MWG, FPT, SSB và VHM lần lượt lấy đi 0.82 điểm, 0.69 điểm, 0.3 điểm và 0.26 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, MBB, ACB, HPG và VIC đang được mua mạnh và đóng góp hơn 2.8 điểm vào VN30-Index.

Với diễn biến giằng co ngay từ đầu phiên, nhóm bất động sản đang là nhóm có tác động tiêu cực nhất đến thị trường khi các ông lớn trong ngành đang chịu áp lực bán như VHM giảm 0.8%, DIG giảm 0.44%, VRE giảm 1.03%, KDH giảm 0.4%... Tuy nhiên, vẫn còn một số các mã giữ được sắc xanh khá tích cực như NTL tăng 4.76%, DXG tăng 0.64%, VIC tăng 1.06%, NLG tăng 0.6%...

Bên cạnh đó, ngành viễn thông tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm mạnh với hơn 1.6%. Trong đó, lực bán chủ yếu tập trung ở các mã VGI giảm 2.08%, CTR giảm 1.81%, YEG giảm 0.65%, ELC giảm 1.22%...

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu tài chính vẫn đang cố gắng nâng đỡ thị trường khi dẫn đầu nhóm phục hồi với mức tăng còn khá khiêm tốn 0.26% do sự phân hóa đang diễn ra.

Kết phiên sáng nay, Vn-Index giảm nhẹ gần 1điểm, xuống 1.271 điểm./.