TP.HCM tích cực chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Chiều 21/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức buổi họp mặt đồng bào tiêu biểu các dân tộc thiểu số mừng xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là hoạt động định kỳ hàng năm nhằm ghi nhận những đóng góp quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

Họp mặt đồng bào các dân tộc thiểu số tại TP.HCM

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố thông tin: “Thành phố đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 10.840 trường hợp, hỗ trợ 72 căn nhà ở, nhà tình thương; dạy nghề ễn phí và hỗ trợ việc làm cho hàng trăm trường hợp.

Đồng thời, hỗ trợ vay vốn cho 615 trường hợp với số tiền gần 28,4 tỷ đồng; ễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer, với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng; hỗ trợ 50 giáo viên người dân tộc thiểu số dạy tiếng dân tộc với tổng số tiền gần 500 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh

Là người có uy tín trong cộng đồng người Hoa - ông Vương Bái Xuyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ban Bảo trợ Trung tâm Hoa văn Khải Tú chia sẻ: “Các doanh nghiệp đồng bào dân tộc Hoa chiếm khoảng 30%, có những đóng góp đáng ghi nhận cho phát triển kinh tế của Thành phố, đồng thời là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam với thế giới.

TP.HCM có gần 20 công trình được xếp hạng di tích có liên quan đến cộng đồng đồng bào dân tộc Hoa. Tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc Hoa, nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ được tổ chức với nhiều loại hình phong phú đa dạng, mang tính văn hóa truyền thống…” 

Ông Vương Bái Xuyên, dân tộc Hoa, Nguyên Chánh Văn phòng Ban Bảo trợ Trung tâm Hoa văn Khải Tú

Ông Res A Bidine, dân tộc Chăm, Trưởng Ban quản trị Thánh đường Mubarak, phường 2, quận 8, vui mừng cho biết trong những năm qua bà con dân tộc Chăm đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ các ban, ngành đoàn thể các cấp của Thành phố như: Hỗ trợ an sinh xã hội, xây nhà tình thương, cấp học bổng cho các em học sinh……

Ông Res A Bidine, dân tộc Chăm, Trưởng Ban quản trị Thánh đường Mubarak, phường 2, quận 8 (TP.HCM): “Từ một dân tộc thiểu số các cháu có trình độ học vấn thấp, những suất học bổng đã chắp cánh ước mơ cho cả thế hệ con em dân tộc Chăm chúng tôi. Một số em vào ngành y và làm bác sĩ tại các bệnh viện, một số em học cao học, đặc biệt có em là giáo viên, giảng viên. Điều mà trước đây chúng tôi không bao giờ dám mơ ước”.

Đại diện cho cộng đồng dân tộc Khmer, ông Hứa Sa Ni, dân tộc Khmer, Phó Trưởng Khoa Văn hóa Dân tộc Trường Đại học Văn hóa TP.HCM đề xuất, một số ngành chức năng của Thành phố cần chú ý nhiều hơn trong việc phối kết hợp với 2 ngôi chùa Khmer (tại quận 3 và quận Tân Bình), nhằm khai tác, tổ chức các hoạt động gắn với du lịch hiệu quả.

Ông Hứa Sa Ni, dân tộc Khmer, Phó Trưởng Khoa Văn hóa Dân tộc Trường Đại học Văn hóa TPHCM

Ghi nhận những chia sẻ, đề xuất của các đại biểu, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM trân trọng và đánh giá cao, biểu dương những đóng góp quý báu của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Lộc đề nghị trong thời gian tới, Thành phố triển khai tốt hơn nữa các chính sách chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số như chính sách ễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và dân tộc Khmer; hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ giáo viên người dân tộc thiểu số,.... và các chính sách cụ thể để triển khai chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-20230.