TP.HCM: Thí điểm “phạt nguội” quá tải, vi phạm giảm trên 90%

TP.HCM là địa phương đầu tiên trong nước triển khai thí điểm xử phạt các phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng thông qua hình thức trích xuất hình ảnh tại các trạm cân tự động trên địa bàn thành phố.

Theo đó, hiện nay TP đang triển khai thí điểm tại 3 trạm cân gồm: Trạm cầu Ông Lớn, đường Nguyễn Văn Linh, quận 7; Trạm thu phí An Sương - An Lạc (hướng đi về An Lạc) và Trạm thu phí An Sương - An Lạc (hướng đi về An Sương). Mô hình này cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan khi chỉ sau vài tháng thí điểm, số lượng phương tiện vi phạm giảm trên 90%.

Điều này cho thấy thông qua việc xử 'phạt nguội', ý thức của người tham gia lưu thông đã thay đổi rõ rệt, hành vi vi phạm cũng được thay đổi. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng đường bộ (Sở GTVT TP.HCM).

PV: Thưa ông, sau thời gian triển khai thí điểm xử phạt vi phạm quá tải trọng thông qua hình ảnh hay còn gọi là phạt 'nguội' tại 3 trạm cân trên địa bàn TP.HCM, chúng ta đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm?

Ông Đỗ Ngọc Hải: Qua 6 tháng triển khai, tổng số quyết định xử lý vi phạm hành chính được ban hành là 762 quyết định với số tiền xử phạt vi phạm là khoảng gần 17 tỷ đồng. Số trường hợp đã thi hành quyết định xử phạt là 717 trường hợp với số tiền là hơn 14 tỷ đồng.

Trong đó, các trường hợp có mức phạt nặng, tức là phạt trên 45 triệu đồng mỗi trường hợp, có 129 trường hợp với số tiền hơn 10,7 tỷ đồng.

Về số liệu xử phạt theo hành vi, vi phạm về quá tải trọng thiết kế có 187 trường hợp với số tiền xử phạt là hơn 450 triệu đồng. Các vi phạm về quá tải trọng hoặc quá tải trọng trục cho phép của cầu đường bộ có 183 trường hợp với số tiền xử phạt gần 3 tỷ đồng.

Số tiền xử phạt cao nhất đối với cá nhân, tức là người điều khiển phương tiện, là 114 triệu đồng, và đối với tổ chức, tức là chủ phương tiện 205 triệu đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe có thời hạn 149 trường hợp, và tước phù hiệu có thời hạn 392 trường hợp

Ảnh nh họa

PV: Đối với các phương tiện vi phạm cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, sẽ có những chế tài như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Ngọc Hải: Đối với các trường hợp phương tiện vi phạm cố tình không nộp phạt, chúng tôi cũng có biện pháp chế tài. Thanh tra Sở GTVT đã phát hành hơn 2.235 thông báo gửi chủ phương tiện yêu cầu đến trụ sở Thanh tra Sở GTVT để làm việc. 

Trường hợp người vi phạm không đến Thanh tra Sở cũng đã gửi thông báo cho Cục Đăng kiểm VN danh sách hơn 2.100 phương tiện vi phạm để đưa vào cảnh báo phương tiện vi phạm hành chính trên chương trình quản lý kiểm định.

Đồng thời, đã đề nghị xóa cảnh báo đối với 377 trường hợp đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

PV: Việc thí điểm xử phạt vi phạm chở hàng quá tải trọng bằng hình thức ghi hình phạt nguội tại 3 trạm cân tự động trên địa bàn thành phố khác so với cách làm trước đây như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Ngọc Hải: Chúng ta thực hiện hình thức này nhanh hơn, không gây phiền hà đến doanh nghiệp, đảm bảo xe thoát nhanh hơn, không gây mất trật tự an toàn giao thông và đảm bảo nh bạch. Tất cả các số liệu đều hiển thị trên hệ thống máy và thiết bị. Trong trường hợp đơn vị có khiếu nại, khiếu kiện, chúng ta vẫn phải thực hiện trình tự xác nh thêm.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy các trường hợp xác nh thêm đều tuân thủ đúng, và số liệu rất thuyết phục. Do đó, các chủ phương tiện cũng đều tuân thủ theo quy định.

Ảnh nh họa

PV: Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc thí điểm xử phạt nguội các phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng trong thời gian qua?

Ông Đỗ Ngọc Hải: Thời gian vừa qua, chúng ta đã thấy việc thí điểm xử phạt đã phát huy hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao ý thức của chủ xe, lái xe, và đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Số liệu hết sức thuyết phục là đã giảm được 90,9% trường hợp vi phạm, đồng thời đảm bảo tính khách quan, nh bạch, công bằng trong xử lý vi phạm hành chính, tạo được sức răn đe, khắc phục được tình trạng phải dừng nhiều phương tiện để kiểm tra, xử lý, gây mất trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông.

Qua số liệu vừa rồi, chúng ta thấy tính răn đe, cảnh báo rất lớn, do đó số lượng phương tiện vi phạm đã giảm hẳn.

PV: Với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới có kế hoạch triển khai thêm mô hình này ở các tuyến đường khác không, thưa ông?

Ông Đỗ Ngọc Hải: Trong thời gian tới, Sở sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra xử lý hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông sau một năm thí điểm.

Đồng thời, Sở có thể xem xét mở rộng thêm mô hình này trên tất cả các trục đường có hành lang xe tải hoạt động, và nghiên cứu để mở rộng thêm các vị trí có thể đặt trạm cân cũng như mở rộng thêm các làn để đặt trạm cân trên địa bàn thành phố, tránh trường hợp xe né trạm

PV: Vâng, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho VOV Giao thông cuộc trao đổi này.