Đây được xem là kế hoạch nhiều tham vọng bởi hoạt động giao thông vận tải vốn là lĩnh vực phát thải nhiều nhất tại đô thị.
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Võ Trường An – Phó Tổng Giám đốc Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASSEAN và Tiến sĩ Trần Du Lịch - Chủ tịch hội đồng tư vấn Nghị quyết 98 của TP.HCM về nội dung này:
PV: Xin chào ông Nguyễn Võ Trường An, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon của TP.HCM trong lĩnh vực giao thông vận tải?
Ông Nguyễn Võ Trường An: Trong 1 năm vừa qua có thể thấy việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực gtvt của Việt Nam và TP.HCM đang rất nóng và có nhiều đơn vị/doanh nghiệp sử dụng các giải pháp như chuyển đổi từ xe xăng sang xe hybryd hay xe điện, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở bài toán chi phí thông thường.
Các doanh nghiệp vận tải cho rằng khi sử dụng xe điện, xe hybryd thì có thể tiết kiệm nhiên liệu, 1 phần tối ưu hoá chi phí nhưng vô hình chung là chúng ta đang bị thất thoát 1 lượng tín chỉ carbon mà nếu như ngay từ trước khi mua xe điện hay đầu tư phương tiện giao thông xanh đó, qua đó có thêm 1 nguồn thu khác để tái đầu tư thì sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ nhắm vào mục tiêu duy nhất là lợi ích tài chính khi tiết kiệm nhiên liệu hay giá thành.
PV: TP.HCM sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong việc tạo ra tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông vận tải thưa ông?
Ông Nguyễn Võ Trường An: Tôi nghĩ thách thức đầu tiên là cơ sở pháp lý , tuy nhiên đáng mừng là TPHCM có NQ98, đó là cơ sở khá đầy đủ và đủ mạnh để vận dụng qua đó có thể triển khai các dự án thí điểm. Tôi hay gọi đó là sandbox về hành lang pháp lý cho 1 địa phương, lợi thế đó nếu tận dụng tốt thì có thể đi nhanh và đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này.
Một cái khó khăn khác mà tôi hay nói là về nguồn nhân lực. Thực sự là nguồn nhân lực trong lĩnh vực tín chỉ carbon hay giảm thểu khí thải nhà kính ở Việt Nam nói chung, giao thông vận tải nói riêng là đang thiếu và nếu không tìm ra được lời giải cho bài toán nguồn nhân lực thì chúng ta sẽ mãi mãi đi chậm hơn so với thế giới.
PV: Thưa TS Trần Du Lịch, theo ông thì để tận dụng tốt cơ hội, khai thác tốt hơn tiềm năng tín chỉ carbon trong hoạt động giao thông vận tải thì TP.HCM cần làm gì để chủ động hơn và làm tốt hơn ?
TS.Trần Du Lịch: Để làm việc này thì tôi cho rằng TP.HCM cần có 1 đề án thực hiện trong 10 năm (2026-2035), và trong đề án này phải gắn liền với những việc mà thành phố đang làm ví dụ như lộ trình xây dựng các tuyến tàu điện hay lộ trình chuyển đổi xe buýt sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang xe buýt điện và tăng tỷ trọng phương tiện giao thông công cộng trong tổng số phương tiện của thành phố, việc này sẽ giúp giảm phương tiện cá nhân.
Thứ 2, cần nghiên cứu và đề xuất 1 loạt chính sách đối với trung ương trong việc ễn giảm thuế hỗ trợ cho chuyển đổi phương tiện không sử dụng nhiên liệu hoá thạch để khuyến khích người dân chuyển đổi.
Thứ 3, cùng với đó là xây dựng hạ tầng và tiếp theo phải ứng dụng công nghệ số để quản lý đô thị thông nh, quản lý toàn bộ hệ thống giao thông đô thị để giảm ùn tắc vì chính ùn tắc làm tăng lượng khí thải ghê gớm.
Một vấn đề quan trọng khác là giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức người dân ngay từ trẻ em, từ mẫu giáo, từ trường học …từ đó cần xem việc sử dụng phương tiện xanh sạch, phương tiện công cộng là 1 thói quen.
Trong quy hoạch phát triển thành phố cũng cần tạo điều kiện để người dân đi bộ, đi xe đạp. Thành phố cần 1 đề án tổng thể như vậy và đặt mục tiêu đến 2030 đạt được gì, 2035 đạt được gì. Dĩ nhiên các ngành khác cũng phải chuyển đổi nhưng cần ưu tiên cho lĩnh vực giao thông.
PV: Cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!