TP.HCM: Đơn vị vận tải lo âu trước ngày dời về Bến xe Miền Đông mới

Kể từ 0 giờ ngày 10/10, Bến xe miền Đông mới tại Quận 9, TP.HCM sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1. Bước đầu 71 tuyến xe cố định từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc hoạt động tại Bến xe Miền Đông hiện hữu sẽ di dời và hoạt động tại Bến xe mới.

 

Cuộc họp giữa Bến xe Miền Đông với các đơn vị liên quan về việc di dời các tuyến xe về Bến xe ền Đông mới

Đây là thông tin được nêu ra tại cuộc họp giữa Bến xe Miền Đông với các đơn vị liên quan về việc di dời các tuyến xe về Bến xe ền Đông mới. Để hỗ trợ hành khách thuận tiện đón xe cũng như các doanh nghiệp ổn định hoạt động trong thời gian di dời, Bến xe Miền Đông sẽ hỗ trợ đơn vị vận tải được lưu đậu xe trung chuyển đón, trả khách tại bến xe hiện hữu trong thời gian 3 tháng từ ngày 10/10 trước khi bến xe mới hoàn tất các thủ tục xuất bến theo quy định. 

Ông Tạ Chương Chính Phó TGĐ Công ty TNHH bến xe Miền Đông cho biết: Các đơn vị vận tải yên tâm, sẽ không có chuyện thu phí 2 lần, vì đối với các đơn vị vận tải di dời ra bến xe Miền Đông mới sẽ phải đóng phí ra vào bến tại bến xe Miền Đông mới theo quyết định 74 của UBND thành phố. Các đơn vị vận tải cũng băn khoăn việc cạnh tranh không lành mạnh giữa xe di dời và xe dù bến cóc, thì bến cũng sẽ phối hợp với các đơn vị kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác kiểm tra xử lý.    

Việc có phải thay đổi phù hiệu tuyến xe sau khi di dời bến là điều mà nhiều doanh nghiệp vận tải quan tâm

Khi di dời sang bến xe mới, các phù hiệu tuyến xe cố định sẽ có một thay đổi nhỏ là Bến xe ền Đông thành Bến xe ền Đông mới. Dù chỉ khác biệt một chữ mới, nhưng đây lại là một trong những âu lo lớn nhất của các doanh nghiệp khi di dời. 

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Dũng - Đại diện HTX vận tải du lịch Sài Gòn đặt câu hỏi về việc sau khi di dời các tuyến ra Bến xe Miền Đông mới, có cần thiết làm lại các phù hiệu, biển hiệu xe không? Nếu có, bến xe cần tạo điều kiện giảm bớt thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đỡ chi phí.

Còn ông Lý Văn Thông, đại diện HTX vận tải Trung Nam chia sẻ: "Bến xe tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp được ghép phòng vé để giảm chi phí. Bởi trong thời gian sắp xếp di dời ra bến mới, nếu giữ lại phòng vé ở bến cũ thì đội chi phí còn nếu ủy thác cho bến thì doanh thu sụt giảm. Do vậy có sự thống nhất giữa các đơn vị tạo điều kiện cho doanh nghiệp lưu lại bến xe cũ."

Ông Lê Thanh Quang, Phụ trách điều hành công ty CP vận tải tốc hành Mai Linh thì chia sẻ nỗi lo về nạn xe dù bến cóc vẫn đang hoành hành: "Hiện tình trạng "xe dù, bến cóc" trên thành phố rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đề nghị thanh tra cũng như công an tạo điều kiện hỗ trợ Bến xe Miền Đông cũ và mới giải quyết vấn nạn xe dù bến cóc để các doanh nghiệp yên tâm."     

Đồng tình với ý kiến này, ông Đoàn Văn Hồng – Công ty vận tải Hồng Phước nói: "Chúng tôi hoạt động trong vùng lõi cực kỳ là khó khăn rồi, chiến đấu với xe dù, bến cóc để có được khách. Tới đây mong lãnh đạo Sở có những chủ trương về những xe hợp đồng chạy trong vùng lõi để cho doanh nghiệp thuận tiện hoạt động tại bến mới."           

Bến xe Miền Đông Mới sẽ chính thức đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ ngày 10/10 tới đây

Tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp kiến nghị việc thay đổi lần này cần thêm sự hỗ trợ của các sở ngành giảm chi phí di dời, đơn giản hóa các thủ tục chuyển đổi hoạt động giữa bến xe cũ và bến xe mới, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp di dời; đồng thời kiến nghị Sở GTVT TP tạm thời vẫn cho sử dụng một số tuyến ở bến cũ cho đến khi Bến xe mới hoạt động ổn định.

Bến xe ền Đông mới do Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên (Samco) làm chủ đầu tư. Đây là dự án bến xe lớn nhất nước, kỳ vọng giảm tải áp lực giao thông khu trung tâm TP HCM, đặc biệt là tại Bến xe Miền Đông hiện hữu.