Thiệt hại do bão số 3 sẽ được hỗ trợ ra sao?

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành;giảm, hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí…là những giải pháp đang được triển khai nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

 

Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3, ông Hùng Cường, chủ doanh nghiệp sản xuất gỗ ở Bắc Cạn chia sẻ: "Chúng tôi đã đóng cửa nhà máy do ảnh hưởng từ cơn bão. Không sản xuất được, thậm chí nhiều máy móc bị hư hỏng, không có dòng tiền, trong khi hàng tháng vẫn phải gánh các loại chi phí thuê nhà máy, máy móc, rồi tiền lãi ngân hàng".

Đề cập đến ảnh hưởng, thiệt hại từ cơn bão số 3 đối với các doanh nghiệp, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa  Việt Nam cho biết: "Bị ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp tại vùng bão lũ. Còn thiệt hại gián tiếp thì phải hiểu là trong cơ chế thị trường thì quan hệ của doanh nghiệp, tỉnh A với tỉnh B, gần như là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Việt Nam nếu như tiếp cận theo hướng doanh nghiệp, chuỗi mua bán. Ví dụ như QN, HP, Yên Bái cấp hàng cho Đà Nẵng, TP.HCM thì nguồn hàng cung ứng bị gián đoạn và ảnh hưởng rộng sang các tỉnh khác".

Do đó, để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, mới đây,  NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét ễn giảm lãi vay. Chỉ đạo này đang được các ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai trên nguyên tắc hỗ trợ kịp thời và đúng đối tượng.

Bà Hoàng Phương Linh, Giám đốc Quản lý quan hệ nhà đầu tư thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – MSB cho biết: "Ngay  sau khi Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thì nội bộ đã họp ngay và đưa ra một số chương trình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể trong việc giảm lãi suất hoặc hoãn trả nợ, như cơ cấu nợ đã làm trong thời Covid là giảm lãi, hoãn thời hạn trả nợ, hoặc hỗ trợ cho vay thêm để hồi phục sản xuất và có khả năng chi trả. Trước tiên là vậy".

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá, lãi suất cho vay tín dụng đã giảm 3% trong năm 2023 và giảm tiếp 0,5 đến 0,7 điểm % trong 9 tháng năm nay, trong khi lãi suất huy động đã và đang tăng nhẹ. Điều này dẫn đến biên lợi nhuận của các ngân hàng đã giảm và thể hiện sự đồng hành của ngân hàng với người dân trong giai đoạn vừa qua.

Với điều hành mới đây của Ngân hàng Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực đánh giá, cần thực hiện nhanh, hiệu quả và đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách: "Với bão lụt ngân hàng Nhà nước đã có công văn hướng dẫn phối hợp với doanh nghiệp người dân xem xét cơ cấu lại nợ, 2 là giảm lãi phí nếu tác động và 3 là cấp tín dụng mới khôi phục sản xuất. Tất nhiên 2 bên thiện chí để đánh giá chính xác, tránh trục lợi chính sách, đó cũng là chỉ đạo rõ ràng của Chính phủ". 

Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần có cơ chế tài chính hỗ trợ nhanh hơn và hiệu quả hơn, đặc biệt qua mô hình Quỹ. Kinh nghiệm của các nước là có Quỹ ứng phó thiên tai, Quỹ khẩn cấp và Việt Nam nên xem xét theo hướng này trong thời gian tới.

Một cửa hàng của Thế Giới Di Động ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi lụt. Ảnh: MWG

Và cũng mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92  về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, ễn, giảm thuế, phí, lệ phí... đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định của pháp luật.

Theo ông Tô Hoài Nam, các chính sách này cần được triển khai ngay để các tổ chức, doanh nghiệp kịp thời khắc phục: "Về phía doanh nghiệp thì họ cần sửa chữa lại nhà xưởng, tổ chức sản xuất, khắc phục hậu quả do cơn bão mang tới cho họ và tất nhiên cần có kinh phí, nguồn lực. Thế thì bây giờ Nhà nước có chính sách thì đây là hỗ trợ cần thiết trong lúc này . Nếu hỗ trợ chậm có thể họ không vượt qua được. Nếu làm chậm thì để lại hậu quả lớn. Tính cấp thiết là như vậy và đòi hỏi như thế. Nếu họ phục hồi được thì sản xuất hàng hoá được. Người lao động lại được tạo công ăn việc làm. Chính vì thế, 2 yếu tố mà doanh nghiệp đang cần là từ chính sách tín dụng và các chính sách khách như tài khoá…".

Ảnh: Quang Hùng

Đáng nói, sau khi bão số 3 đổ bộ vào một số tỉnh tại ền Bắc, mưa lũ diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những người dân tại khu vực này.  Tuy nhiên, theo cập nhật của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, về cơ bản, hệ thống phân phối, bán lẻ vẫn phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, kể cả ở những vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3.

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khuyến cáo: "Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra. Bộ Công Thương liên tục giữ liên lạc và chỉ đạo Sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối, nhà cung cấp cập nhật diễn biến hàng hóa tại các tỉnh thành phố bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh thành khác để có thể hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương..."

Thực tế, trong bối cảnh nhiều địa phương ền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, nhiều doanh nghiệp phân phối đã ngay lập tức triển khai kế hoạch thu hoạch, vận chuyển và phân phối nông sản từ ền Nam ra ền Bắc.

Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực ền Bắc - Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM  vận hành hệ thống Co.opMart cho biết: "Hiện nay, đối với việc cung ứng hàng hóa sau bão thì chúng tôi sẽ cung ứng từ nguồn của Trung tâm phân phối ở Bắc Ninh là chủ yếu, bên cạnh đó là Trung tâm phân phối Bình Dương đang có những chuyến xe cung ứng hàng hóa..."

Hiện, lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 3 đang tăng cường triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, trục lợi khi nhu cầu hàng hóa tăng cao, gây bất ổn thị trường.