Tăng lương hưu 15%: Thu hẹp khoảng cách, dần tiến tới đủ sống

Mức điều chỉnh này liệu đã đáp ứng nhu cầu của người nghỉ hưu trước biến động giá sinh hoạt hay chưa, và tiến tới kéo giảm sự chênh lệch mức lương hưu hiện nay như thế nào?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Huân, nguyên thứ trưởng Bộ LĐTB&XH xung quanh nội dung: Lương hưu, trợ cấp của 8 nhóm thụ hưởng dự kiến tăng 15% từ ngày 1/1/2022, theo đề xuất mới đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Ông đánh giá thế nào về mức đề xuất tăng 15% lương hưu?

Phạm Minh Huân: Việc tăng 15% trước mắt đảm bảo được thực tế; nhưng phần cải thiện thì không có nhiều, nhưng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay chúng ta phải từng bước điều chỉnh.

Để bảo đảm đời sống của người nghỉ hưu khá thì chưa đảm bảo được bởi nó phụ thuộc vào quá trình đóng của người lao động trước đây.

PV: Vì sao ở lần điều chỉnh này chỉ có 8 nhóm được thụ hưởng, chủ yếu là những người hưởng lương hưu thấp?

Ông Phạm Minh Huân: Lương hưu thực tế qua các thời kỳ có sự chênh lệch, những người nghỉ hưu trước 1995 thì lương hưu rất thấp. Nên ở đợt này, chủ trương điều chỉnh giảm bớt phần chênh lệch, chú ý những người thiệt thòi về hưu trước với lương hưu thấp.

Nên có mức điều chỉnh khác nhau để giải quyết 1 phần chênh lệch, khắc phục và đáp ứng một phần cho những người thiệt thòi hưởng lương hưu thấp.

Ảnh: Báo Thương trường

PV: Vậy lộ trình tăng lương tiếp theo cần được tính toán thế nào để dần nâng cao đời sống người nghỉ hưu?

Ông Phạm Minh Huân: Căn bản nhất là điều kiện kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân tăng lên, mức đóng bảo hiểm của người lao động tăng lên, từ đó mức lương hưu cũng dần đáp ứng được.

Đây là lộ trình phải làm dần dần. Việc điều chỉnh lương hưu năm 2022 và những năm tiếp theo đều theo lộ trình mà Chính phủ sẽ thực hiện và tôi nghĩ là khoảng 2,3 năm chúng ta sẽ thực hiện một lần điều chỉnh.

PV: Xin cảm ơn ông!

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast: