Tăng giá điện: Liệu có áp lực lên tiêu dùng và sản xuất? (Phần 2)

Theo các chuyên gia, trong chừng mực nhất định điện tăng giá cũng có tác động tới đời sống và nền kinh tế.

# Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thời gian tới các cơ quan chức năng cần tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng. 

Ảnh nh họa 

Còn sắp tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp Bộ Công an 'làm sạch' dữ liệu tín dụng 26 triệu khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. 

# Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản như cao su, cà phê, hạt tiêu… đang có xu hướng hồi phục. Cùng với đó, dư địa tại các thị trường lớn đang mở ra kỳ vọng xuất khẩu tăng trong quý II. 

# Còn với lĩnh vực bất động sản (BĐS): Người Việt vẫn ưa thích đầu tư vào BĐS, khi theo khảo sát mới đây từ bđs.com.vn, 68% người được hỏi bày tỏ ý định mua BĐS trong vòng một năm tới và đa phần mua với mục đích đầu tư. 

Còn theo theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, lãi suất hiện vẫn đang ở mức cao và thời gian cho vay quá ngắn. Theo đó, Hiệp hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai gói tín dụng ưu đãi 110 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở xã hội. 

# Từ chiều nay, giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp, về mức 21.000 đồng/lít, dầu diesel là 17.650 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ trích lập eũy bình ổn giá với các loại xăng dầu ở mức 300 đồng/lít và không chi quỹ bình ổn giá. 

# Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vừa đưa ra đánh giá chính xác hơn về vấn đề này bằng tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6 nếu vấn đề trần nợ công không được giải quyết. 

Và theo đánh giá, 11 quốc gia Ả Rập, bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Ả Rập Xê-út được cho là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Mỹ vỡ nợ. 

# Tổng thống Mexico vừa tuyên bố nước này tiếp tục coi USD là đồng tiền mang tính chủ lưu trên thế giới, đồng thời duy trì việc dự trữ ngoại hối bằng 'đồng bạc xanh' này. 

Và trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới đầy thách thức cùng với nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD, Trung Quốc vừa tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp. 

Tin chứng khoán

Ảnh nh họa 

# VNIndex quay lại trạng thái giằng co và đóng cửa giảm nhẹ 1,1 điểm, tại 1.057,1 điểm. Mặc dù vậy, ưu thế vẫn đang nghiêng về chiều tăng điểm với 197 mã kết phiên ở sắc xanh.

# Theo ngành, BĐS và Xây dựng là tâm điểm của phiên hôm nay, với những cái tên nổi bật như CTD, DIG, CEO, PDR…Thêm vào đó, cũng cần nhắc đến nhóm Dầu khí, Dược phẩm, Phân bón, Hóa chất…

#: Theo SSI Reseach, hơn 11,5 nghìn tỷ đồng được giao dịch qua sàn HOSE trong phiên, tăng nhẹ 3%. Một điểm sáng của ngày hôm nay là việc khối ngoại đảo chiều mua ròng 123 tỷ đồng.Nhạc cắt

Tăng giá điện: Liệu có áp lực lên tiêu dùng và sản xuất?

Giá điện tăng 3% thì chỉ số giá tiêu dùng sẽ thế nào? Các doanh nghiệp (DN) phải làm gì và cơ quan chức năng liên quan cần có những giải pháp gì để kiềm chế lạm phát?

Ảnh nh họa baochinhphu

Theo các chuyên gia, trong chừng mực nhất định điện tăng giá cũng có tác động tới đời sống và nền kinh tế.

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN, Bộ Công Thương đã thực hiện một cách rất nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi điều chỉnh giá điện không giật cục, có lộ trình, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội, hài hòa, lợi ích: "Mức tăng 3% DN sản xuất kinh doanh điện vẫn còn rất nhiều khó khăn nếu như chúng ta biết rằng là chi phí mua điện đầu vào từ các nhà máy nhiệt điện than vừa qua nó đã tăng 25% còn mua điện từ nhà máy tuabin khí tăng 11,3% thì rõ ràng bình quân giá điện đã tăng khoảng 15% mà điều chỉnh có 3% là mức độ rất thấp".

Theo Tổng cục thống kê, tăng giá điện thời điểm này là cần thiết bởi 4 năm qua giá điện không tăng gây áp lực cho bài toán tài chính ngành điện. Về tác động đến chỉ số giá, bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê phân tích thêm: "Trong thời gian vừa qua, giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho ngành điện tăng rất cao như giá than, giá xăng dầu. Cho nên việc điều chỉnh giá điện là cần thiết vừa đảm bảo sản xuất của EVN và đồng thời cũng là đảm bảo cung điện tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân. Sau 4 năm thì EVN tăng rất thấp, điều này tác động trực tiếp tới CPI 0,1%".

Tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước và giảm chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Các chuyên gia cho biết, tăng giá điện sẽ gây áp lực lên lạm phát nhưng không lớn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp HV Tài chính cho rằng: "Giá điện tăng lên thì tác động đến chi phí của từng ngành sản xuất khác nhau nhưng nó không lớn. Vì thế chúng tôi nói rằng nó có thể tác động tới lạm phát 0,15% nhưng như vậy là rất ít"

Đồng tình với quan điểm trên, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định, ngành dùng nhiều điện đầu vào như hóa chất, luyện kim… thì tác động có thể thấy ngay. Điện là không phải vô hạn, nên việc sử dụng tiết kiệm là cần thiết. Theo ông, việc xây dựng biểu giá điện luỹ tiến cũng góp phần vào mục tiêu đó: "Điện sản xuất từ hoá thạch, mà nó hữu hạn. Thứ hai là nguồn cung ứng điện không đáp ứng đc nhu cầu vì nhu cầu tăng rất nhanh. Cho nên yêu cầu chính sách giá điện luôn luôn khuyến khích để tiết kiệm tiêu dùng. Mà để làm được đó thì chỉ có dùng luỹ tiến".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng DN có thể thực hiện bù đắp bằng việc tăng năng suất LĐ và giảm thiểu những chi phí sản xuất khác. Còn về phía cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế giám sát, quản lý để ngăn chặn tình tạng hoá hàng tăng ồ ạt, ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu dùng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu quan điểm: "Vấn đề quan trọng là chúng ta phải tránh tình trạng té nước theo mưa. Vì trong năm 2023 ngoài việc tăng giá điện còn có việc tăng tiền lương cơ bản, một số dịch vụ công có thể tăng giá. Vì thế Tổng cục quản lý thị trường cùng với Cục giá của Bộ tài chính phải kiểm tra rất chặt chẽ giá cả hàng hoá trên thị trường".

Kiến nghị của chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả: "Nhà nước phải có chính sách tổng thể bình ổn mặt bằng giá. Trước hết yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải đăng ký giá. Những DNNN còn định giá, kê khai giá báo cáo chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh khi giá điện tăng  để tránh tình trạng giá điện tăng bao nhiêu thì DN tăng bấy nhiêu, lợi dụng thêm việc tăng giá điện thì tăng giá các mặt hàng ngoài thị trường thì rất tai hại cho mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô".

Các chuyên gia đánh giá với mức tăng 3% thì chưa thể giải quyết bài toán lỗ theo công bố của EVN. Vì vậy không loại trừ khả năng có thể có thêm một đợt tăng giá điện nữa. Không chỉ khi giá điện tăng, DN mới có ý thức tiết kiệm mà luôn phải có giải pháp để giảm chi phí, trong đó thay đổi thói quen và nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng.