Liên quan đến thực tế này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH để chỉ ra những giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, đó cũng là cách để bảo vệ trẻ em tốt hơn.
PV: Những vụ vi phạm luật giao thông, gây tai nạn giao thông nghiêm trọng mà trong đó có thành phần là học sinh, trẻ vị thành niên thời gian qua đã khiến xã hội rúng động. Là cơ quan chăm sóc bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em nhận định thế nào về thực trạng này?
Ông Đặng Hoa Nam: Theo đánh giá của cơ quan công an, đặc biệt là cơ quan cảnh sát hình sự, trong thời gian gần đây tình trạng trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có vi phạm và pháp luật về an toàn giao thông cũng có xu hướng diễn biến phức tạp.
Xuất hiện những vụ việc mà vi phạm nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng do trẻ em và người cho thành niên vi phạm pháp luật về điều khiển các phương tiện giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông gây ra. Đó là một vấn đề mà được dư luận xã hội rất là quan tâm và khá là nhức nhối trong tình hình hiện nay và đôi khi là những vụ việc này thì cũng đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, ở trong dư luận xã hội cũng có nhìn nhận khác nhau về những hành vi này của các em, theo chúng tôi là chúng ta cần phải có một cách nhìn rõ hơn và tuân thủ các quy định của pháp luật hơn.
PV: Trách nhiệm lớn nhất vẫn là gia đình, là cha mẹ của những học sinh hay trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Liệu đã tới lúc tăng cường hoặc siết chặt các quy định pháp luật đối với cha mẹ/ người giám hộ của trẻ em nếu để các em vi phạm luật giao thông, phải không?
Ông Đặng Hoa Nam: Pháp luật an toàn giao thông đường bộ cũng đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ khi giao phương tiện cho trẻ em và người chưa thành niên chưa đủ tuổi để điều khiển các phương tiện giao thông theo quy định của Luật an toàn giao thông và các nghị định quy định chi tiết của luật này.
Phạt tiền đối với bậc cha mẹ, người giám hộ và giao xe cho trẻ em và người, xe tự nhiên chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông và trong Luật hình sự năm 2015 và sửa đổi năm 2017 thì cũng đã quy định tội hình sự, nếu như là cha mẹ hay là người âm hộ, người chăm sóc trẻ em giao xe cho trẻ em điều khiển vi phạm an toàn giao thông mà gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng vấn đề ở chỗ chúng ta phải tăng cường phòng ngừa và thực thi pháp luật về phòng ngừa. Tôi cho rằng chúng ta cần phải tăng cường giáo dục không chỉ đối với các bậc cha mẹ và chính các học sinh, trẻ em và người chưa thành niên. Công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông của chúng ta thì cần phải được đổi mới để làm sao mà nó đi đến từng trường học, từng lớp học, của từng em học sinh.
Và vấn đề thứ hai nữa là chúng ta phải có trách nhiệm tham gia của các tổ chức đoàn thể, ví dụ như là đội thanh niên. Ví dụ như Đoàn thanh niên và hai là Hội Liên hiệp thanh niên có trách nhiệm giáo dục trẻ em, học sinh và thanh niên nói chung chấp hành quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Chúng ta cần phải tăng cường thực thi pháp luật, xử lý những vi phạm không chỉ khi mà gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm về các tội danh về hình sự thì chúng ta mới xử lý mà ngay từ khi mà có những hành vi giao xe hoặc là hành vi đua xe lạng lách trái phép thì chúng ta đã phải xử lý nghiêm và chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm rất là tốt.
Khi mà chúng ta có những quy định về an toàn giao thông, ví dụ như là đội mũ bảo hiểm. Ví dụ như kiểm soát nồng độ cồn thì khi các cơ quan thực thi pháp luật làm một cách rốt ráo, một cách thường xuyên, liên tục thì sự thay đổi về nhận thức, ý thức chấp hành an toàn giao thông ở trong xã hội, trong đó có những người trẻ tuổi, trong đó có trẻ em, trong đó có phụ huynh học sinh rõ ràng là nó thay đổi.
PV: Cục Trẻ em có khuyến nghị, đề xuất gì với các cơ quan, ban ngành để giảm thiểu tình trạng trẻ em vi phạm luật giao thông, thưa ông? Bởi đó cũng là cách để góp phần bảo vệ các em tốt hơn, bền vững hơn.
Ông Đặng Hoa Nam: Khi mà nói về việc trẻ em hay là học sinh vi phạm an toàn giao thông rồi gây hậu quả thì trách nhiệm này không chỉ có nhà trường, không chỉ có ngành giáo dục, đương nhiên là nhà trường, ban giám hiệu, giáo viên phải làm hết trách nhiệm của mình về việc tăng cường giáo dục, ý thức về chấp hành thực thi pháp luật, đặc biệt là chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
Chúng ta cần phải có những sự phối hợp, hợp tác từ nhiều bên có liên quan, từ các cơ quan báo chí về việc tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật an toàn giao thông cho những người trẻ tuổi.
Chúng ta cần phải phát động những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, những KOL, những youtuber, rồi những văn nghệ sĩ, những facebooker làm sao mà để họ phát động thành một hành vi ứng xử chuẩn mực ở trong xã hội, trong đó có chấp hành thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông, về văn hóa giao thông cũng như là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể;
Đặc biệt là đoàn thanh niên trong việc tăng cường giáo dục pháp luật liên quan đến ý thức thực thi pháp luật và hành vi văn hóa khi mà tham gia giao thông cho những người trẻ tuổi cần phải có những giải pháp đồng bộ và về phía lực lượng công an, đặc biệt cảnh sát giao thông thì thời gian vừa qua cũng đã tăng cường việc phối hợp với nhà trường để giáo dục, tạo ý thức thường xuyên, liên tục cho học sinh, cho trẻ em, những người trẻ tuổi.
Về việc chấp hành an toàn giao thông, tôi cho rằng giáo dục chấp hành an toàn giao thông cần phải không chỉ giáo dục về phòng ngừa, chúng ta cần phải giáo dục có tính chất răn đe nữa, làm sao để các bậc cha mẹ hiểu biết một cách cụ thể về những hậu quả mà hành vi vi phạm an toàn giao thông của mình gây ra đối với chính gia đình mình, đối với chính bản thân mình và đối với những người tham gia giao thông khác.
Khi đó việc thực thi các quy định pháp luật về an toàn giao thông của những người trẻ tuổi, của trẻ em, của học sinh sẽ tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!