Số ca cấp cứu TNGT liên quan đến rượu bia giảm rõ rệt

Tại tỉnh Kon Tum, sau 2 tuần quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, số ca phải nhập viện cấp cứu vì tai nạn gi

Khoa Cấp cứu BV Nhân dân 115 (TP.HCM) tối 15/1 vắng vẻ (Ảnh: Thanh Niên)

Nghe nội dung chi tiết:

 

Hai tuần qua, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tiếp nhận chưa tới 50 ca cấp cứu do bị tai nạn giao thông. Trong đó rất ít trường hợp nguyên nhân bị tai nạn do sử dụng rượu bia khi lái xe. Đáng mừng hơn, hầu hết các trường hợp tai nạn chấn thương không quá nghiêm trọng, số phải điều trị nội trú ít. Điều này đã giảm được áp lực quá tải của Bệnh viện những ngày cuối năm. Bác sĩ Nguyễn Cảnh Son, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, có ngày Khoa không phải tiếp nhận trường hợp cấp cứu nào vì tai nạn giao thông. Đây là điều chưa từng có vào thời điểm cận Tết những năm trước đây:  

“Tháng 12 trước khi có Nghị định ban hành lượng cấp cứu tai nạn giao thông đến là 150 lượt ca. Tuy nhiên sau khi có Nghị định 100 của Chính phủ ban hành trong vòng 2 tuần nay là tháng 1, giai đoạn đỉnh cao dịp cuối năm tiệc tùng nhiều nhưng đến thời điểm bây giờ, tai nạn giao thông chưa tới 50 ca giảm rất rõ rệt. Sự giảm đó nó làm cho anh em bớt đi công việc rất nhiều so với những năm 2019 bác sĩ trực có thời gian tiếp sức cho bệnh nhân tốt hơn".

Theo ghi nhận của báo Thanh niên, Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy (TP.HCM) chỉ chữa trị một trường hợp bị TNGT liên quan đến rượu bia là N.V.H (25 tuổi, ngụ Đắk Nông), do BV tỉnh Đắk Nông chuyển tới trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, phải bóp bóng để thở qua nội khí quản. Bác sĩ (BS) Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, cho biết trước khi Nghị định 100 có hiệu lực, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận từ 50 - 60 ca bị TNGT. Từ sau ngày 1.1 đến nay, mỗi ngày BV tiếp nhận 40 - 50 ca bị TNGT, trong đó số ca có sử dụng bia rượu giảm nhiều.

Tương tự, BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết trước đây mỗi ngày BV tiếp nhận cấp cứu khoảng 30 ca TNGT, hiện nay là dưới 25 ca. Cụ thể, 2 tuần đầu tháng 12.2019, BV tiếp nhận 301 ca TNGT; 2 tuần cuối tháng 12.2019 tiếp nhận 236 ca TNGT. Nhưng đến 2 tuần đầu tháng 1.2020 chỉ còn tiếp nhận 212 ca. “Lượng bệnh nhân cấp cứu do TNGT ban đầu thấy giảm. Cần phải thay đổi văn hóa uống bia rượu và chuyển sang uống nước lọc, trà đá trong tiệc tùng”, BS Sóng nói. Trao đổi với PV Thanh Niên, BS Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, cũng khẳng định 2 tuần qua số ca cần cấp cứu do TNGT gọi vào đầu số 115 giảm rõ rệt.

Theo thống kê của BV đa khoa (BVĐK) Đồng Nai, trong năm 2019 trung bình mỗi ngày có 15 ca nhập viện cấp cứu có liên quan đến nồng độ cồn. Còn từ đầu năm 2020 đến nay đã giảm xuống còn 12 ca/ngày. BS Nguyễn Xuân Hoàng, Trưởng khoa Cấp cứu BVĐK Đồng Nai, đánh giá: “Dù tỷ lệ giảm chỉ mới khoảng 10% nhưng cảm nhận của tôi là giảm rõ rệt. Đặc biệt, trong những ngày có đội tuyển U.23 VN thi đấu, số ca nhập viện cấp cứu rất ít. Trong khi trước lúc Nghị định 100 ra đời, cứ đêm nào có đội tuyển VN đá bóng là số ca cấp cứu tăng đột biến. Cấp cứu vì say xỉn gây TNGT cũng có, mà say xỉn đánh nhau cũng có”.

Khung cảnh thông thoáng tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngày 16/1 (Ảnh: Thanh Niên)

Tại BVĐK tỉnh Cà Mau, ông Trần Thanh Sang, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, cho hay từ khi có Nghị định 100 thì người nhập viện vì TNGT do rượu bia gây ra giảm đáng kể. Theo thống kê của BV, năm 2019 có đến 686 trường hợp nhập viện do TNGT. 2 tuần trước khi Nghị định 100 có hiệu lực (18 - 31.12.2019), số BN điều trị ngoại trú do TNGT là 177 người. Từ ngày 1 - 14.1.2020 giảm còn 161 BN (giảm 9%); tổng số BN phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do TNGT từ 18 giảm còn 11 (giảm 39%). Trong khi đó, BS Võ Minh Thành, Phó giám đốc BVĐK vùng Tây nguyên, cũng cho biết qua theo dõi, số ca chấn thương nặng nhập viện năm nay có giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng liên quan tới Nghị định 100, trước đó, PV Kênh VOV Giao thông thông tin, tại bệnh viện Thanh Nhàn, từ khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cũng như nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1/1/2020, số lượng bệnh nhân nhập viện liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã giảm đáng kể. Cụ thể ở khoa Chấn thương chỉnh hình, số ca cấp cứu vì TNGT sau khi sử dụng rượu bia đã giảm tới 50%, đặc biệt là không có bệnh nhân nào nhập viện trong tình trạng say rượu. Bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết:.

“Bình thường một ngày cấp cứu thường hơn 100, thậm chí 120 ca nhập viện. Thế nhưng những ngày gần đây chỉ còn khoảng 60-70 ca. Trước đây, nhiều bệnh nhân nhập viện đa chấn thương rất nặng do uống rượu, đặc biệt là nhóm đối tượng thanh niên”.

Trong khi đó, khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Thanh Nhàn cũng ghi nhận việc giảm mạnh số lượng bệnh nhân bị ngộ độc rượu phải nhập viện trong 1 tuần qua, cho thấy những  tín hiệu tích cực từ cộng đồng, xã hội trong việc thực thi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cũng như Nghị định