Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực nhưng vẫn ở mức thấp

Mặc dù hoạt động sản xuất và các đơn hàng đã dần trở lại, song mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp năm 2023 ở mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này?

Thông tin trong nước và quốc tế

# Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu ngành ngân hàng tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện sớm rủi ro, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

# Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún. 

# Đáng chú ý, hôm nay (20/12), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên lần 2 nhằm xem xét phương án đề xuất mức tăng lương tối thiểu cho năm 2024.

Về mức đề xuất tăng lương trong lần thương lượng tới, hiện đại diện người lao động và doanh nghiệp đều chưa đưa ra phương án cụ thể.

Ảnh nh họa. Nguồn: Báo Công thương

# Mặc dù hoạt động sản xuất và các đơn hàng đã dần trở lại, song mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp năm 2023 ở mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này?

Tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đã có tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng của ngành trong năm 2024, đòi hỏi cần có thêm nhiều nỗ lực từ chính sách. Cùng với đó, phải có cơ chế thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nước vào chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu thông qua liên kết với các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó TTK, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: "Nếu nhìn dòng vốn FDI trong thời gian vừa qua thì rõ ràng là doanh nghiệp FDI về chế biến, chế tạo, trong lĩnh vực điện thoại, linh kiện điện tử thì đã tăng trưởng rất nhanh; trong khi đấy thì các doanh nghiệp tư nhân trong nước có mức độ chuyển dịch lên những ngành có giá trị xuất khẩu cao hơn dường như đang chậm hơn. Đây là những con số mà cho chúng ta những bài toán về giải pháp trong thời gian tới. Giải pháp là làm sao thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong nước phải hoạt động tốt hơn, và phải được tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu một cách chủ động và hiệu quả hơn".

Các dự báo cho thấy, 2024 vẫn tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp, nhiều chiều tới nền sản xuất trong nước. Trong đó phải kể đến các điều kiện về sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững, như “cơ chế điều chỉnh biên giới cácbon” được Liên nh châu Âu áp dụng cho 6 loại hàng hoá công nghiệp nhập khẩu vào nước này kể từ đầu tháng 10/2023.

# Liên quan tới “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” được Liên nh Châu Âu EU áp dụng, các DN đang quan tâm đến nội dung này như thế nào?

Không chỉ EU mà các quốc gia khác như Mỹ, Canada cũng đã đang và sẽ áp dụng các quy định xanh trong xuất nhập khẩu, cùng những tiêu chí khắt khe về “xanh hoá”.

Đánh giá về các tác động từ xu hướng chuyển đổi xanh trong thương mại quốc tế, xuất khẩu, TS. Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên hợp quốc cho rằng, ứng phó với tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường nhập khẩu phải được coi là bắt buộc đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Trong đó cùng với vai trò của quản lý nhà nước là sự chủ động từ chính các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm:

"DNVN nguồn lực hạn chế, con người hạn chế, kiến thức hạn chế thì phải có được sự linh hoạt nhất định, thì đấy cũng chính là cái lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đấy là chúng ta phải chuyển đổi từ kế hoạch chiến lược là phải đi tập trung vào một hai sản phẩm thôi chứ đừng đi dàn trải tất cả các sản phẩm đang có của doanh nghiệp, như thế sẽ tốn nguồn lực rất lớn và nó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó, cần có chiến lược thay đổi toàn diện, tập trung vào một số ngành hàng".

Theo các chuyên gia thương mại, để ứng phó thích hợp với các tiêu chuẩn xanh trong xuất nhập khẩu hàng hoá thời gian tới đây, doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá đối tác thương mại; cần đánh giá rủi ro và lập kế hoạch các kịch bản, xây dựng chiến lược giảm lượng carbon; tham gia vào các dự án Bù đắp carbon; đánh giá mức độ thâm dụng carbon; đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ và tham gia vào các sáng kiến hợp tác công nghiệp.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua, hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,65% lên 2.158 điểm, nối dài đà tăng sang gày thứ 4 liên tiếp.Giá trị giao dịch toàn Sở suy yếu, tuy nhiên vẫn đạt gần 5.600 tỷ đồng.

Tâm điểm chú ý của thị trường hướng đến 2 mặt hàng cà phê. Đóng cửa, giá Robusta tăng 4,86%, lên mức cao nhất trong 28 năm, giá Arabica cũng chạm mức đỉnh trong 8 tháng khi tăng vọt 5,91%. MXV cho biết, đồng USD yếu đi thúc đẩy lực mua của giới đầu tư, kết hợp với lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn đã hỗ trợ giá cà phê tăng mạnh trong hôm qua.

Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) cho biết, trong 18 ngày đầu tháng 12, quốc gia này xuất đi 1,68 triệu bao Arabica dạng hạt, giảm mạnh 20,4% so với mức 2,11 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

# Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), tăng trưởng kinh tế Eurozone dự báo đạt 0,6% trong năm 2023; năm 2024, tăng trưởng kinh tế khu vực này dự báo đạt 0,8%.

# Còn Viện Kinh tế Thế giới Kiel dự báo kinh tế Đức sẽ suy giảm 0,5% trong năm nay nhưng trên thực tế mức suy giảm được điều chỉnh xuống 0,3%, chủ yếu do lạm phát giảm đáng kể. 

# Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) của chính phủ Mỹ vừa cảnh báo, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng rộng rãi đang trở thành mối rủi ro lớn cho thị trường chứng khoán, trái phiếu và các thị trường tài chính. 

# Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí đi vay toàn cầu tăng mạnh nhất trong 4 thập kỷ đã đẩy khoản thanh toán nợ nước ngoài của tất cả các nước đang phát triển lên 443,5 tỷ USD vào năm 2022. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Trạng thái tích cực trên TTCK Mỹ vẫn đang tiếp diễn với sự khởi sắc ở cả ba chỉ số chính. Đóng cửa, DJIA +0,68%, Nasdaq +0,66% và S&P 500 +0,59%.

# Còn ở trong nước, sau khi về sát vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.080 - 1.082, VNIndex đã đảo chiều. Nhịp tăng này vẫn nằm dưới vùng 1.100 cho thấy tín hiệu tăng trưởng chưa đủ mạnh. 

# Theo SSI Reseach, các chỉ báo kỹ thuật như RSI hồi phục nhẹ trong vùng trung tính yếu, ADX chưa xuất hiện yếu tố tích cực xác nhận cùng với RSI. Điều này cho đánh giá, xu hướng giảm ngắn hạn trên VNIndex chưa kết thúc và khả năng chỉ số sẽ dao động trong phạm vi 1.086 - 1.102.