Quãng nghỉ và 'vùng an toàn'

Hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người phải nghĩ khác đi về định nghĩa “công việc ổn định”.

Có những người đã nhân cơ hội này lên kế hoạch về quãng nghỉ kéo dài chừng một năm để suy nghĩ về hướng đi mới.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Nhãn

Thực tế, dù làm bất kỳ ngành nghề nào, không tránh khỏi giai đoạn người lao động thấy mệt mỏi, phải gồng mình để công việc trôi chảy thuận lợi. Thu nhập càng cao, càng yêu cầu sức sáng tạo, đặt chỉ tiêu, thời hạn gắt gao khiến dễ rơi vào trạng thái kiệt sức.

Đặc biệt có những người đang làm nghề liên quan đến sáng tạo lại thiếu sự đam mê, đuối ý tưởng khiến mỗi ngày đi làm không có mục đích, động lực, luôn cảm thấy lãng phí thời gian, thì việc cho mình một quãng tạm nghỉ không phải lựa chọn tồi.

Ở phương Tây, khái niệm “năm nghỉ phép” không quá xa lạ. Đó là quãng thời gian học điều mới, đi nơi mới, làm những việc trước đây chưa kịp làm, chưa dám thử vì bận bịu tối ngày. Mục tiêu lớn hơn là tìm cho mình hướng đi mới trong công việc. Bởi loay hoay tìm lối ra trong một ngõ cụt cũng khiến bạn tiêu tốn năng lượng và chi phí cơ hội quý giá.

Nhiều người trẻ đã dũng cảm cho mình một quãng nghỉ dù trước đó đang làm “công việc ổn định”. Đương nhiên, để đi tới lựa chọn này cần có kế hoạch rõ ràng về kinh phí, sức khỏe, những việc định làm trong một năm tới. Và tạm nghỉ một năm không đồng nghĩa với sống bỏ bê, buông thả.

Không phải ai chọn “một quãng nghỉ” cũng đều là những người né tránh áp lực hay sinh ra ở vạch đích, mà còn tùy theo cách bạn lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Liệu bạn có cần “một quãng nghỉ” và dám bước ra khỏi vùng an toàn hay không?