Nông sản du ký

2024 được xem là năm “ăn nên làm ra” của nông sản ĐBSCL. Hàng loạt các mặt hàng trái cây, rau củ “lên đường” xuất ngoại đi đến các thị trường vốn nổi tiếng “khó tính” của thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…

2024 được xem là năm “ăn nên làm ra” của nông sản ĐBSCL. Hàng loạt các mặt hàng trái cây, rau củ “lên đường” xuất ngoại đi đến các thị trường vốn nổi tiếng “khó tính” của thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...
2024 được xem là năm “ăn nên làm ra” của nông sản ĐBSCL. Hàng loạt các mặt hàng trái cây, rau củ “lên đường” xuất ngoại đi đến các thị trường vốn nổi tiếng “khó tính” của thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...

Điều này đã chứng nh quy trình canh tác an toàn, sản phẩm chất lượng của ĐBSCL đã vượt qua những rào cản khắt khe của đối tác. Những lô hàng giá trị tiền tỷ cũng nói lên được sự nỗ lực của nông dân chịu thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Trong đó, có cả công sức của doanh nghiệp đàm phán để đưa sản phẩm thoát khỏi cái mác “ao làng”. Trước thềm năm mới Ất Tỵ, mang trong mình khát vọng bay cao, vươn xa cho thương hiệu nông sản Việt, với tinh thần Vượt biển du xuân.

Nông sản ĐBSCL 'ghi điểm' trên thị trường quốc tế         

Giữa tiết trời tháng Chạp, Nam Bộ đón mấy cơn gió chướng lùa qua đồng sen mênh mông của huyện Tháp Mười. Đồng Tháp vừa chứng kiến cú “rũ bùn” của sen khi địa phương xuất lô củ sen cấp đông vào thị trường Nhật Bản, số lượng 15 tấn, giá trị đơn hàng gần 1 tỷ đồng. Củ sen “đặt chân” đến được thị trường khó tính là chứng nh việc Đồng Tháp đã đảm bảo quy trình, kỹ thuật an toàn, chất lượng trong sản xuất sản phẩm từ sen.

Ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết định hướng tương lai ngành hàng này: “Tới đây, chúng tôi sẽ làm bộ sưu tập các loại sen và rà soát, đánh giá những vùng nào có thể tích hợp với sen hoặc liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp theo nhu cầu hoặc là hình mẫu sau đó sẽ nhân rộng, phát triển sen”.

Thanh nhãn tuy nhỏ nhưng cũng “có võ” khi TP. Cần Thơ vừa xuất đi Hoa Kỳ bằng đường hàng không. Do trồng để xuất khẩu nên giá cả cao hơn nội địa, mỗi công người dân sẽ thu lợi từ 20 đến 25 triệu đồng, tương đương từ 200 đến 250 triệu đồng/hecta.
Thanh nhãn tuy nhỏ nhưng cũng “có võ” khi TP. Cần Thơ vừa xuất đi Hoa Kỳ bằng đường hàng không. Do trồng để xuất khẩu nên giá cả cao hơn nội địa, mỗi công người dân sẽ thu lợi từ 20 đến 25 triệu đồng, tương đương từ 200 đến 250 triệu đồng/hecta.

Đứng về nhì cũng đang “làm mưa làm gió” là xoài tượng da xanh. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2024, tỉnh An Giang đã làm lễ công bố xuất khẩu 2 lô xoài vào thị trường Úc và Hoa Kỳ, tổng số lượng hàng chục tấn. Xoài An Giang trái to, xanh mướt, căng bóng, chua thanh và thịt nhiều.

Đặc biệt, xác định trồng để xuất khẩu nên trái xoài không vi phạm dư lượng thuốc BVTV, không có côn trùng gây hại, truy xuất được nguồn gốc và chiếu xạ...

Vú Sữa tím đang được xuất khẩu đi Mỹ với giá 55.000 đồng/kg

Ông Huỳnh Thanh Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp Long Bình, một trong những HTX sản xuất xoài lớn nhất huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết: “Trong hoạt động sản xuất, chúng tôi luôn đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật. Hiện giờ chúng tôi đang ứng dụng mô hình phun mưa cục bộ; sử dụng các loại phân bón hữu cơ, giảm các loại thuốc bảo vệ thực vật… đáp ứng người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước”.

Nâng tầm nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu bền vững

Thanh nhãn tuy nhỏ nhưng cũng “có võ” khi TP. Cần Thơ vừa xuất đi Hoa Kỳ bằng đường hàng không. Quy trình canh tác nhãn của Cần Thơ được giám sát chặt từ bón phân, tỉa cành và thu hoạch.

Do trồng để xuất khẩu nên giá cả cao hơn nội địa, mỗi công người dân sẽ thu lợi từ 20 đến 25 triệu đồng, tương đương từ 200 đến 250 triệu đồng/hecta.

Đồng Tháp vừa chứng kiến cú “rũ bùn” của sen khi địa phương xuất lô củ sen cấp đông vào thị trường Nhật Bản, số lượng 15 tấn, giá trị đơn hàng gần 1 tỷ đồng.

Ông Trần Phước Sơn, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái Trạng Tí Garden cho biết: “Tổ hợp tác chúng tôi chủ yếu là nông dân trong đó có gần 50% có trình độ đại học và sau đại học cho nên tư duy, hàm lượng chất xám của tổ hợp tác cũng khá cao. Hàng hóa mình muốn cạnh tranh được thì mình không còn cách nào khác là phải cải tiến kỹ thuật, phải làm theo hướng sạch đảm bảo an toàn”.

Nông dân cũng bội thu nhờ bán sầu riêng để xuất khẩu

Diện tích cây ăn trái ở khu vực ĐBSCL khoảng 370.000 hecta. Hiện nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được các địa phương tập trung phát triển thành vùng chuyên canh, xây dựng mã số vùng trồng để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết: “Việc liên kết phải giữ được chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thâm canh vừa phải là một xu hướng hiện đại và nó sẽ phát triển được sản phẩm ở trong nước cũng như là xuất khẩu”.

Xoài tượng da xanh trồng để xuất khẩu nên trái xoài không vi phạm dư lượng thuốc BVTV, không có côn trùng gây hại, truy xuất được nguồn gốc và chiếu xạ.

Câu chuyện hàng nông sản ĐBSCL chiếm lĩnh thị trường khó tính đã chứng nh quy trình canh tác an toàn, sản phẩm chất lượng và tự tin “vượt biển” “mang chuông đi đánh xứ người”. ĐBSCL đang dần hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu ổn định, đồng thời nâng cao kỹ thuật canh tác để đáp ứng đơn hàng.

Chính những nỗ lực đó đang mang lại thành quả đáng tự hào trong năm 2024 vừa qua và thắp thêm hy vọng cho năm mới 2025./.