Những người đón bão

VOVGT- Để có những thông tin thời tiết chính xác đưa ra mỗi ngày những người làm nghề dự báo thời tiết phải trang bị cho mình những kỹ năng đặc biệt….

Trạm khí tượng thủy văn Hà Đông nằm khiêm tốn trong 1 khu dân cư ở Hà Đông, Tp. Hà Nội nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng mang tầm cỡ thế giới.

Phải là dân trong nghề nói ra mới biết, đây là trạm lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có mã quốc tế là 48.835.

Có 1 điều đặc biệt, tuy là trạm Khí tượng lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nhưng chỉ có 5 người phụ nữ đảm nhận công việc của toàn trạm

Bên cạnh những thiết bị khoa học kỹ thuật, họ cũng đồng thời phải trang bị cho mình khả năng đoán gió, xem mây, nhìn mặt trời với kinh nghiệm từ trường lớp, thực tế và cả những kinh nghiệm dân gian…


Một ngày những thông số thời tiết đất, nước, mây, gió… từ trạm được phát đi nhiều lần theo các khung giờ và kết nối thông tin với các trạm quốc tế để các chuyên gia phân tích, mổ xẻ đưa ra những bản tin dự báo chuẩn xác nhất.

Thiết bị đo độ ẩm của đất

Công việc của người làm khí tượng thủy văn tưởng nhàn nhã nhưng luôn khắt khe về thời gian và đòi hỏi yếu tố kỷ luật như trong quân ngũ.

Một ngày đều đặn 8 lần cả trạm thay nhau thực hiện 2 ốp công việc. Không kể nắng mưa đêm ngày, vào các khung giờ 1/7/13/19 và 4/10/16/22 là phải có cán bộ ra vườn ngắm mây trời, đón gió và ghi lại các thông số đất, mưa.

Ngày bình thường không sao hôm nào có bão cứ nửa giờ lại phải ra đứng giữa mưa to gió lớn để làm nhiệm vụ.

Chị Sông Giang – trạm trưởng trạm Khí tượng Thuỷ văn Hà Đông chia sẻ, con trai theo nghề khí tượng thủy văn giờ thường chọn việc ở trong phòng ngồi phân tích các thông số hơn là trực bên ngoài nên hầu hết ở 3.000 trạm khí tượng thủy văn trên cả nước phụ nữ vẫn gánh vác công việc này.

Nghề khí tượng thủy văn có 1 câu nói truyền khẩu là “không được làm chậm, làm sớm, bỏ sót, làm sai” để giải thích cho việc những lúc mưa bảo, gió giật người ta lo chỗ trốn tránh thì các chị cứ phải lao ra ngoài làm nhiệm vụ.

Càng mưa lớn càng phải đo và lấy các chỉ số liên tục để gửi về trung tâm phân tích để sớm đưa ra những cảnh báo.

Chị Sông Giang cho biết, so với trạm đón bão của ền Bắc ở Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định nơi tôi từng công tác trước kia thì điều kiện ở trạm Hà Đông vẫn còn tốt chán. Có những ngày bão, gió giật bung cửa sổ 1 người chạy ra ngoài 1 người ở bên trong kéo đẩy mà không thắng nổi sức gió.

Cả 5 cô gái ở trạm Hà Đông đều gắn với nghề đặc thù và có phần buồn tẻ này trong mắt người đời đều vì tình yêu với ngành khí tượng thủy văn. Như chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1982) trẻ nhất trạm vẫn hàng ngày đi làm từ Thái Thịnh, Đống Đa cách đó hơn 10km và chưa một ngày nghỉ phép trong năm nay.

Có nhiều hôm trực “săn bão” chị đành dặn dò anh xã trông con và làm thay công việc “tề gia” qua điện thoại di động.

Nói về những thay đổi bất thường của thời tiết, các chị đều khẳng định khó nắm bắt được quy luật bởi so với ngày xưa các cụ chỉ cần nhìn con kiến bò, nhìn một số loài cây cỏ đón được bão, được gió, được con nước nhưng giờ nhiều cái thay đổi. Điển hình như trong tháng 7 qua 2 cơn bão đổ bộ vào ền Trung là trái quy luật,

Bám sát vào những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, công việc lặng thầm của những người mệnh danh là “săn bão, tìm mưa, đón nắng” phải đảm bảo độ chính xác, giúp người dân tránh được những nguy hiểm khi trời mưa bão