Những cánh đồng muối cuối cùng

Mỗi năm quay trở lại Nam Định, việc tìm được 1 cánh đồng muối lại càng trở nên khó khăn hơn. Công việc vất vả, phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, thu nhập thấp... khiến những diêm dân ở Nam Định dần bỏ nghề... Những cánh đồng muối bị thu hẹp, chuyển sang nu

 

Thu nhập thấp, phụ thuộc thời tiết, vất vả... là những lý do khiến diêm dân ở Hải Hậu, Nam Định dần rời bỏ nghề đã theo họ từ hàng trăm năm nay
Chỉ cách đây khoảng chục năm về trước, đi dọc các làng quê ven biển Hải Hậu, Nam Định sẽ dễ dàng bắt gặp những cánh đồng muối bạt ngàn, cảnh lao động luôn nhộn nhịp với hàng trăm vuông muối lấp lánh dưới ánh mặt trời...
Ông Tuân, 1 diêm dân ở xã Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định cho biết, đây là cánh đồng muối cuối cùng ở xã và cũng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là mọi người sẽ chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc một loại hình khác cho thu nhập cao hơn
Mỗi kg muối chỉ bán được gần 2000 đồng, cả gia đình làm việc vất vả từ sáng sớm đến chiều muộn cũng chỉ đủ ăn, thậm chí hôm nào thời tiết không thuận lợi, có mưa lớn mà không kịp thu hoạch là mất trắng
Đến nay, cũng chỉ có người già không thể kiếm việc khác là còn theo nghề làm muối...
Cậu bé Chi - 11 tuổi - tranh thủ những ngày nghỉ hè ra đồng phụ giúp ông bà cào muối... Bố mẹ Chi đều đã từ bỏ nghề làm muối, rủ nhau ra thành phố làm việc từ lâu
Những ruộng muối cuối cùng ở Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định
Muối ở Nam Định cho vị mặn vừa phải, không gắt như ở các vùng khác nên rất được thị trường ưa chuộng...
Nhưng chỉ 1 thời gian ngắn nữa thôi, những diêm dân này sẽ rời bỏ cái nghề vất vả, cực nhọc này...
Việc diêm dân rời bỏ đồng muối đồng nghĩa với việc trong tương lai lượng muối cung cấp cho thị trường sẽ khan hiếm...
Mỗi năm theo sự đồng ý của Bộ Công thương, các doanh nghiệp trong nước nhập hàng chục ngàn tấn muối công nghiệp để phục vụ sản xuất, trong khi lượng muối trong nước lại tồn kho, không tiêu thụ được
Lý do được Bộ Công thương đưa ra là muối trong nước không đảm bảo độ tinh khiết cho sản xuất các chế phẩm hóa chất, y tế...
Tuy nhiên, điều đáng nói ở chỗ có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ mua muối thô từ Việt Nam về để sản xuất (?)
Muối Việt Nam được sản xuất thủ công tại đồng nên giữ được rất nhiều vi chất từ nước biển, đồng thời có hàm lượng NaCl cao (95%)... thế nhưng lại không được các doanh nghiệp trong nước đón nhận... Lý do đưa ra là giá thành muối trong nước quá cao (?) nên phải nhập khẩu, liệu lý do này có đúng?
Trong khi diêm dân vẫn không thể sống được với nghề do thu nhập từ muối quá thấp...
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, những hình ảnh này tại nhiều vùng quê ở Nam Định sẽ dần biến mất, và không chỉ ở Nam Định mà tại các làng làm muối truyền thống ven biển khác cũng sẽ không còn...
Việc sản xuất muối theo cách thủ công sẽ có nhiều hạn chế khi không đảm bảo được độ tinh khiết theo yêu cầu nên cũng sẽ là khó khăn cho tìm nguồn tiêu thụ ổn định với diêm dân
Sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương là rất quan trọng để người dân sống được với nghề và địa phương giữ được nghề
Để hạt muối Việt không dần biến mất
Đừng để đến lúc với hơn 3000km bờ biển mà chúng ta lại phải đi ăn muối nhập khẩu...