NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp nhưng dòng tiền đang chảy về đâu?

Việc NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp trong vòng 2 tháng nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành tới cuối tháng 4 chỉ đạt mức xấp xỉ 3% nghĩa là tiền đang không chảy vào nền kinh tế. Vậy dòng tiền đang chảy về đâu?

Thông tin trong nước và quốc tế

# Theo Tổng cục Thống kê, nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên kim ngạch XNK tháng 5 đã tăng hơn 5% so với tháng trước. 

# Mới đây, NHNN vừa ban hành văn bản đề nghị các NH, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. 

Ảnh nh họa. Nguồn: cafef.vn

# Việc NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp trong vòng 2 tháng nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành tới cuối tháng 4 chỉ đạt mức xấp xỉ 3% nghĩa là tiền đang không chảy vào nền kinh tế. Vậy dòng tiền đang chảy về đâu?

Theo lý thuyết việc giảm lãi suất điều hành sẽ giúp tăng trưởng tín dụng tăng mạnh, góp phần thúc đẩy sức mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế là tổng cầu nền kinh tế (gồm tiêu dùng của các hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ (đầu tư công) và xuất khẩu ròng) đang giảm.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty AFA Capital, chính sách tiền tệ có thể tác động tới tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp, nhưng còn hai yếu tố rất quan trọng là đầu tư công và xuất khẩu ròng thì cần thêm cả những chính sách khác:

"Tiền về nơi đâu thì chúng ta sẽ thấy lãi suất cho vay còn khá cao, quan trọng nhất là nhu cầu vay của doanh nghiệp thấp vì triển vọng nền kinh tế. Với ngân hàng họ thấy rủi ro khi cho vay với hệ thống ngân hàng cộng với giải ngân đầu tư cộng chậm. Như vậy tiền không vào nền kinh tế mà chỉ xoay vòng ở trong hệ thống ngân hàng và kho bạc nhà nước. Đấy là 1 vấn đề mà chính sách tiền tệ không thể giải quyết tận gốc".

Do đó, ông Tuấn cho rằng chính sách tiền tệ đã từng bước nới lỏng thì chính sách tài khoá cần có thêm động thái để thúc đẩy tổng cầu tăng lên. Như vậy mới đạt được hiệu quả tăng trưởng cho nền kinh tế.

# Trong khi đó, theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây.

Khai thác tốt thị trường trong nước là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Và nó đã được thể hiện qua những con số thống kê trong tháng 5.

Tính chung 5 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê nhận định: "Điểm nổi bật về kinh tế phát triển xã hội nước ta trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm là về hoạt động thương mại và dịch vụ thì tăng cao so cùng kỳ. Tuy nhiên, để kịp thời khắc phục khó khăn, chủ động khai thác cơ hội để đạt được kết quả phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong năm nay, phải tiếp tục theo dõi sát và cập nhật diễn biến tình hình kinh tế thế giới, đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong nước, kích cầu thương mại và dịch vụ phát triển du lịch".

Và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã và đang thay đổi rõ rệt như chú trọng hơn tới các mặt hàng thiết yếu, giảm giá, khuyến mại và có sự so sánh giá để chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Ảnh nh họa

# Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được Vụ Thanh toán (NHNN) tổ chức vào ngày 16/6 tới, với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi.

# Còn theo các siêu thị và TTTM, rất ít người trẻ còn mua sắm bằng tiền mặt và số lượng khách hàng thanh toán bằng thẻ, ví điện tử hoặc mã QR đã tăng trưởng hai con số kể từ đầu năm.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa hôm qua, với 28 trên 31 mặt hàng giảm giá, chỉ số MXV- Index đã giảm rất mạnh 2,46% xuống 2.098 điểm, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2021, chỉ số hàng hoá này mất mốc 2.100 điểm. Trong đó, các mức giảm rất sâu của nhóm năng lượng và nông sản, đã đóng góp chính vào đà lao dốc của toàn thị trường.

Dầu đậu tương dẫn dắt xu hướng, với mức giảm gần 5,4% xuống còn 1.018 USD/tấn. Theo sau đó, lúa mì cũng đánh mất tới hơn 4% giá trị. Trong báo cáo mới nhất, Uỷ ban châu Âu đã nâng dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 22/23 của các nước EU lên cao hơn nhiều so với niên vụ trước. Kết hợp với xuất khẩu của Mỹ chậm lại trong tuần vừa qua đã đẩy giá lúa mì giảm rất mạnh.

Trong khi đó, hai mặt hàng dầu thô cũng giảm hơn 4% do lo ngại dự luật trần nợ không được thông qua dẫn đến khủng hoảng tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Ảnh nh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

# Giới chuyên gia lo ngại kinh tế Singapore suy thoái kỹ thuật sau khi trong quý vừa qua, nền kinh tế nước này đã giảm 0,4% so với quý cuối cùng của năm ngoái. 

Và mới đây, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy phát triển thương mại bền vững và bao trùm.

# Liên nh châu Âu đã và đang đưa ra thêm những biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga và lần này là lệnh cấm xuất khẩu kim cương. 

# Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu năm nay sẽ lập kỷ lục mới và thị trường có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ biến động nhẹ trong phiên giao dịch trở lại khi NĐT chờ đợi Quốc hội thông qua thỏa thuận trần nợ công. Theo đó, DJIA -0,15%, Nasdaq +0,32%, trong khi S&P 500 đóng cửa sát tham chiếu, tại 4.205,5 điểm.

# Còn ở trong nước, phiên gần nhất, KLGD đạt 816 triệu đơn vị, tăng gần 10% so với phiên trước và ở mức cao nhất từ đầu tháng 05/2023 cho thấy thị trường đang ở nhịp sôi động.

# Theo SSI Reseach, các tín hiệu kỹ thuật củng cố cho xu hướng tăng điểm ngắn hạn, nhưng với kháng cự mạnh quanh mốc 1.080, chỉ số VNIndex có thể sẽ xuất hiện nhịp rung lắc trước khi mở rộng xu hướng tăng tiếp theo.