Nguyên sơ lễ cúng bản của người Lự Lai Châu

VOVGT - Đồng bào Lự nơi đây vẫn giữ kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn và những nét văn hóa truyền thống nguyên sơ, trong đó có lễ cúng bản...

Là dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với gần 6000 người, người Lự sinh sống chủ yếu ở hai huyện Sìn Hồ và Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Dù đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc trong vùng đang dần mất đi, nhưng đồng bào Lự nơi đây vẫn giữ kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn và những nét văn hóa truyền thống nguyên sơ, trong đó có lễ cúng bản.


Người Lự ở Lai Châu sinh sống chủ yếu các các xã Bản Hon (Tam Đường), Lùng Thàng, Ma Quai, Nậm Tăm (Sìn Hồ). Tuy còn khó khăn về kinh tế - xã hội, nhưng hàng năm các bản người Lự vẫn tổ chức lễ cúng thần linh ở ngay bãi đất rộng đầu bản.


Đây là một lễ hội tâm linh có từ lâu đời nhằm cầu các đấng thần linh bảo vệ bản làng, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. 


Đồ lễ đều do người dân làm ra và đóng góp như: lợn, gà, gạo nếp, rượu...


Cúng bản là việc bắt buộc phải thực hiện hàng năm để cầu thần nước, thần rừng cho mùa màng thuận lợi bội thu, người trong bản được an lành. 

Đồ lễ thường được trưởng bản hay người già có uy tín trong bản chuẩn bị để đảm bảo lễ được các đáng thần linh tiếp nhận và phù hộ thuận lợi.


Là chuối rừng được người dân sử dụng làm mâm lễ.

 

Ngoài ra, gạo nếp - một sản phẩm do người dân làm ra không thể thiếu để nấu món xôi ngũ sắc


Thày mo là người được bản mời chuyên làm công việc linh thiêng này.

Những người già trong bản có uy tín mới được tham gia cử hành lễ

Theo những người già dân tộc Lự ở bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ: Lễ cúng bản đã có từ lâu và là một phần trong đời sống tâm linh của đồng bào Lự

Lễ vật cúng được dâng lên các đáng thần linh được che bởi những chiếc ô màu đen, như tấm lòng thành kính của người dân đối với các vị thần

Ngoài ra, còn có các đồ dùng như quần, áo, gương, lược... là những nhu cầu cần thiết được người dân quan niệm người dân sử dụng gì thì các vị thần cũng sử dụng vậy 

Sau khi lễ cúng kết thúc, người dân thụ hưởng lễ, nhằm cầu xin các đấng thần linh phù hộ

Đây cũng là dịp để bà con gặp gỡ, trò chuyện, thắt chặt tình làng, nghĩa bản và tình đoàn kết dân tộc