Người Việt vẫn dửng dưng với cuộc chiến bảo vệ môi trường

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố, khối lượng nhựa thế giới thải ra mỗi năm đủ để trải 4 lớp quanh Trái đất. Trong khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ, phần lớn không được xử lý ở các bãi chôn lấp...

Thói quen sử dụng túi nilon và xả rác bừa bãi khắp nơi của người Việt có thể gặp từ thành thị đến nông thôn. Rất ít người có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Hôm nay (5/6) là Ngày Môi trường Thế giới. Ước tính, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Phần lớn trong số đó sẽ bị thải ra các đại dương và tồn tại trong nhiều thế kỷ, gây ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Do đặc tính khó tiêu hủy trong tự nhiên, chất thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. 

Rác thải và rác thải nhựa đang là một trong những vấn đề khó giải quyết ở Việt Nam. Ước tính, mỗi ngày có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam.
Người Việt có "thói quen" giữ sạch nhà mình và vứt rác ra nơi công cộng.
Rác thải, nước thải được đổ thẳng ra sông hồ, hầu hết các sông, hồ ở Hà Nội đều đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng
Rác thải bủa vây cuộc sống...
Một bãi biển du lịch ở Nghệ An tràn ngập rác thải.
Những ngư dân sống trên rác thải do chính họ thải ra...
Một bãi biển ở Thanh Hóa...
Trong khi đó, người dân Hà Nội thậm chí còn sống bình thường trên đống rác thải
---
Trong vài năm trở lại đây, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đã được cải thiện, đặc biệt trong giới trẻ. Ảnh: Một nhóm bạn trẻ trong quá trình chạy bộ trên núi ở Sóc Sơn, Hà Nội đã gom được rất nhiều rác thải do những người đi du lịch, picnic để lại
Sông Tô Lịch hiện nay đang được thành phố thử nghiệm công nghệ lọc nước của Nhật Bản, tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ hiện đại đến đâu nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân không chuyển biến, rất khó có thể thay đổi được thực trạng ô nhiễm hiện nay ở các thành phố lớn.
Những ngư dân sống ở một góc sông Hồng trên mặt nước ô nhiễm nghiêm trọng
Sông Hồng đang chết dần, nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành liên quan cùng sự thay đổi ý thức giữ gìn môi trường sống của người dân.
Lượng rác thải, đặc biệt rác thải nhựa thải ra môi trường hằng ngày đang thực sự là báo động đỏ.
Thói quen sử dụng túi nilon của người Việt chắc chắn còn lâu mới có thể từ bỏ được
Trong quá trình đó thì môi trường bị hủy hoại, cuộc sống của những thế hệ tương lai trở nên nguy cấp hơn
Sự tiện dụng của túi nilon khi đựng đồ khiến nhiều người khó bỏ được thói quen này.
Ngay cả ở trung tâm Thủ đô cũng tràn ngập rác thải, túi nilon. Ảnh chụp ở phố Lê Thạch, sát hồ Hoàn Kiếm
Để có được một môi trường trong sạch, không chỉ trông chờ vào những cuộc phát động nhân những ngày như Ngày môi trường, mà phải giáo dục cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường ý thức hơn trong việc giữ gìn môi trường, tuyên truyền hằng ngày, hằng giờ tới mọi người dân... Có như vậy mới hy vọng người Việt thay đổi ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mình