Người Hà Nội cúng ông Công ông Táo sớm

Theo phong tục, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, và vợ chồng ông Táo - ông đầu rau, những người cai quản đất đai và chuyện bếp núc trong nhà lên Thiên đình báo cáo công việc trong cả năm của gia chủ... Do đó, trong quan niệm của người Việt, ngày này là một trong những ngày lễ trọng trong năm

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì từ nhiều năm nay, rất nhiều gia đình thường làm lễ cúng ông Công, ông Táo trước 1 ngày, thậm chí vài ba ngày trước.

Từ trưa ngày 22 tháng Chạp, nhiều gia đình ở Hà Nội đã làm lễ hoá vàng, một trong những thủ tục để tiễn ông Công, ông Táo lên trời:

Một gia đình trong ngõ phố cổ Lương Ngọc Quyến làm lễ cúng ông Công ông Táo, do nhà chật nên phải kê ra ngoài lối đi chung
Mâm lễ cúng được đặt bên ngoài lối đi chung
Nhiều gia đình đã làm lễ hoá vàng, tiễn ông Công ông Táo lên trời từ ngày 22 tháng Chạp
Ở các khu chung cư, thường có nơi hoá vàng chung để mọi người mang đồ vàng mã xuống hoá sau khi làm lễ
Hoá vàng ngay trên phố, cảnh thường thấy ở phố cổ chật chội
---
Ngày hôm nay, các cửa hàng bán cá vẫn phục vụ rất nhiều cá chép đỏ, vì cũng có nhiều gia đình làm lễ đúng ngày 23 tháng Chạp
Một người bán cá rong trên phố
Đồ lễ quan trọng là mũ cánh chuồn cho ông Công, ông Táo và cá chép làm phương tiện cho các vị thần này lên thiên đình - theo quan niệm dân gian
Những hàng làm đồ lễ sẵn làm việc không ngơi tay trước nhu cầu rất lớn của người dân phố cổ
Cách ngày lễ cả tuần, những người bán mũ ông Công, ông Táo chở xe đạp đi khắp phố phục vụ
---
---
Một cửa hàng bán đồ ông Công ông Táo trên phố Hàng Mã
Bên cạnh những mặt hàng trang trí tết thì Hàng Mã luôn là nơi người dân Hà Nội tìm đến để mua những món đồ cúng lễ
---
----
---
---
Những người bán hàng rong phục vụ tận nhà cho những người bận rộn hoặc không muốn ra chợ sắm đồ