PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia về nội dung này:
PV: Sau 2 tuần triển khai Nghị định 168 xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quan sát và đánh giá của ông thì ông thấy tình hình chấp hành các quy định pháp luật giao thông của người tham gia giao thông trên đường như thế nào?
Ông Khương Kim Tạo: Sau 2 tuần triển khai theo Nghị định 168, tôi thấy rằng, vấn đề chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham giao thông có những khởi sắc rất tốt. Phần lớn là người chấp hành những quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông.
Người điều khiển phương tiện đi vỉa hè giảm đi rất nhiều, vấn đề chấp hành các tín hiệu đèn giao thông, vượt đèn đỏ gần như hãn hữu, cá biệt vẫn còn một số người vi phạm. nhưng tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, số người vi phạm sẽ giảm dần. Tôi TTTnghĩ rằng, đây là một kết quả rất tích cực mà chúng ta đã đạt được trong thời gian rất ngắn.
PV: Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông trong thời gian mà thực hiện triển khai Nghị định 468, số vụ tai nạn số người bị thương và số người chết đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Điều này có vai trò quan trọng như thế nào trong thời gian tới?
Ông Khương Kim Tạo :Tôi nghĩ là, kết quả đó thể hiện rõ là hướng đi của chúng ta, trong công tác điều chỉnh, quản lý trật tự an toàn là rất đúng, tức là làm thế nào để người tham gia giao thông chấp hành tốt Trong mấy tuần vừa rồi, chúng ta tập trung chủ yếu ở khu vực trong các thành phố, còn khu vực ngoài thành phố chúng ta chưa đủ lực lượng để giám sát giao thông. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai quyết liệt, đồng loạt Nghị định 168 cả khu vực trong và ngoài thành phố.
Muốn làm được điều này, bên cạnh việc tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, chúng ta phải phát triển về mặt công nghệ giám sát. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần phải tập trung nhanh chóng đẩy mạnh công tác giám sát giao thông bằng công nghệ để giám sát tốt hơn, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông trong thời gian ngắn và trên cơ sở đó có thể kéo giảm tai nạn giao thông một cách nhanh chóng hơn.
PV: Nghị định 168 đề ra những mức xử phạt theo hình thức tăng nặng so với những nghị định trước đây và thực hiện việc trừ điểm ở trên giấy phép lái xe. Tại các đô thị khác trên thế giới có thực hiện những giải pháp tương tự như Việt Nam nhắm hướng đến xây dựng thói quen tham gia giao thông văn nh cho người tham gia giao thông hay không?
Ông Khương Kim Tạo: Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2025 đã tiếp cận với cách quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực quản lý giao thông đường bộ. Các đô thị trên thế giới có xu thế, các trường hợp vi phạm hành chính không bị giam giữ phương tiện, mà chỉ giam giữ phương tiện nếu có liên quan đến các vụ án hình sự, là tang chứng, vật chứng của vụ án. Luật TTATGT đường bộ của Việt Nam đã làm được điều này.
Thứ hai, Việt Nam cũng ứng dụng giải pháp trừ điểm giấy phép lái xe, phù hợp với thông lệ các nước tiên tiến và đấy là một cách quản lý người lái xe văn nh, nhân ái, chuẩn mực, có tính chất giáo dục rất cao. Trừ điểm giấy phép lái xe sẽ không phân biệt là người giàu hay nghèo, đều giống nhau hết. Như vậy thái độ chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của những con người có mức độ kinh tế khác nhau là cũng phải chấp hành như nhau.
Thứ ba, mức xử phạt hành vi vi phạmcó thể là rất cao, nhưng chủ yếu tập trung vào những hành vi rất nguy hiểm và những hành vi cố tình, những hành vi để lại những hậu quả rất nặng nề. Đấy là đúng. Bởi vì, những hành vi chạy tốc độ quá cao, chạy ngược chiều trên đường cao tốc rất nguy hiểm thì cần phải có mức xử phạt cao để chúng ta xử lý nghiêm nhằm loại bỏ tất cả những hành vi gây nguy hiểm cao.
Khi chúng ta triển khai Nghị định 168, chúng ta lựa chọn hướng đi đúng để chúng ta uốn nắn các hành vi con người, những người nào mà vi phạm cao thì sẽ bị xử lý và trên cơ sở đó, người tham gia giao thông sẽ chấp hành tốt pháp luật trật tự an toàn giao thông, tạo tiền đề xây dựng thói quen giao thông văn nh, là nền móng để chúng ta có thể phát triển hệ thống giao thông hiện đại trong tương lai.
Khi phát triển hệ thống giao thông hiện đại, với tốc độ cao, cường độ lớn nếu người tham gia giao thông phạm gây ra những hậu quả rất nặng nề cho công tác quản lý trật tự an toàn giao thông và cũng mang lại gánh nặng cho phát triển kinh tế xã hội.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông