Để có thêm thông tin chi tiết về công tác tuần tra, xử lý các vi phạm cũng như những thay đổi trước mắt trong hoạt động giao thông, phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).
PV: Thưa ông, sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168, ý thức của người tham gia giao thông dã có sự chuyển biến như thế nào?
Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Rõ ràng, chúng ta đã nhìn thấy những tín hiệu hết sức tích cực trong việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và thói quen tham gia giao thông của người dân cũng bước đầu đã đi vào nề nếp sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168 của Chính phủ. Nó thể hiện ở những vấn đề: thứ nhất TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí, giảm 34,27% về số vụ so với cùng kỳ; giảm 11,41% về số người chết và 34,24% về số người bị thương. Như vậy, TNGT là cái phản ánh trực tiếp nhất ý thức của người tham gia giao thông trên đường thì chúng ta nhìn thấy đã có chuyển biến.
Thứ hai, qua 15 ngày, vi phạm so với thời gian trước liền kề, vi phạm về TTATGT cũng giảm. Việc phát hiện và xử lý của lực lượng CSGT toàn quốc đã giảm tới 11,54%. Như vậy, chúng ta cũng nhìn thấy ý thức của người tham gia giao thông đã chuyển biến tích cực hơn.
Minh chứng là ở các đô thị lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. HCM, chúng ta đã nhìn thấy ở các ngã 3, ngã tư, người tham gia giao thông đã dừng nghiêm túc trước vạch dừng, không còn hoặc còn nhưng không đáng kể tình trạng đi xe trên vỉa hè, rồi rẽ trái, rẽ phải, chèn đầu các phương tiện khác, chúng ta đã thấy hạn chế.
PV: Nhưng thực tế cũng ghi nhận tình trạng ùn tắc tại các đô thị diễn ra dài hơn. Ông lý giải như thế nào về tình trạng này?
Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Chúng ta cũng thấy là thời điểm 15 ngày thực hiện Nghị định 168 cũng trùng vào thời điểm cuối năm và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ nên nhu cầu từ giao thương, đi lại của quần chúng nhân dân tăng một cách đột biến. Đây cũng là quy luật hàng năm, cứ vào dịp cuối năm là tại các đô thị Hà Nội, TP. HCM thì lượng người sẽ gia tăng. Nó phù hợp với nhu cầu phát triển, yêu cầu phát triển của kinh tế, của văn hóa – xã hội để phục vụ cho Tết Nguyên đán. Chính vì vậy nó xuất hiện tình trạng ùn ứ tại các nút giao.
Tuy nhiên, năm nay, chúng ta thấy có một điểm khác biệt, đó là do người dân chấp hành các quy định của pháp luật rất tốt khi dừng lại trước đèn tín hiệu, nên lượng người và phương tiện tuy có ùn ứ, nhưng khi chuyển đèn hoặc khi có sự điều tiết của lực lượng chức năng, lực lượng CSGT thì di chuyển được. Nó khác với mọi năm là có những nút giao, do đi bừa, đi ẩu, đi chéo, cắt cho nên dẫn đến tình trạng là ùn tắc cục bộ và ùn tắc kéo dài rất lâu, rất khó khăn trong giải quyết.
Thêm vào đó, lực lượng CSGT đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức phân luồng giao thông từ sớm, từ xa, chúng tôi cũng lên các kế hoạch để tổ chức bố trí lực lượng tại các chốt đèn, nút giao để cố gắng thực hiện công tác điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt một cách tối ưu nhất.
PV: Qua 15 ngày thực hiện Nghị định 168, đến nay, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý bao nhiêu trường hợp vi phạm và tập trung vào những lỗi vi phạm như thế nào?
Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Chúng ta có thể thấy vi phạm TTATGT tuy giảm so với liền kề, nhưng vẫn còn nhiều vi phạm. Ví dụ vẫn có hơn 36.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; gần 2.900 trường hợp vi phạm về quá khổ, quá tải trọng; có hơn 3.200 trường hợp vi phạm không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Điều này cũng chứng nh là mặc dù đa phần bộ phận nhân dân có ý thức khá tốt, chấp hành pháp luật, nó thể hiện bằng các hình ảnh, các nét đẹp nơi đô thị, kỷ cương nơi đô thị được thiết lập.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ của những người vẫn không chấp hành các quy tắc giao thông, như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu, như đi vào đường ngược chiều, nhất là với những đoạn đường không có sự giám sát của lực lượng CSGT, không có camera giao thông hoặc vào những khung giờ đêm, sáng sớm, khi người tham gia giao thông vắng.
PV: Vậy thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cũng như tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm như thế nào để tạo tiền đề cho việc hình thành thói quen tham gia giao thông văn nh?
Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện để tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, đặc biệt là bảo vệ an toàn, thông suốt cho Tết Nguyên đán, mùa lễ hội Xuân 2025, cũng như bước vào năm 2025 sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước, như bảo vệ TTATGT phục vụ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các sự kiện chính trị, ngoại giao lớn của đất nước.
Và để triển khai một cách sâu rộng Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chúng tôi sẽ tập trung lực lượng, phương tiện để triển khai các biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT, từ việc vận động cho các đối tượng là các doanh nghiệp, là các lái xe kinh doanh vận tải, cho đến các đối tượng là học sinh, sinh viên – là những nhóm đối tượng thường xuyên tham gia giao thông sẽ phải có ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.
Chúng tôi cũng tập trung xử lý, kiên quyết xử lý các vi phạm, đặc biệt là các vi phạm có nguy cơ cao dẫn tới TNGT, để hình thành được nề nếp, thói quen của người tham gia giao thông.
Quan điểm của lực lượng CSGT đó là nâng mức xử lý vi phạm hành chính là để răn đe, giáo dục một bộ phận người tham gia giao thông có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, đồng thời cũng góp phần khích lệ, động viên và bảo vệ đại đa số những người tham gia giao thông khác.
Chúng ta phải xét thấy, đã đến lúc cần phải thay đổi những thói quen xấu khi tham gia giao thông, vì nó đã và đang làm méo mó hình ảnh văn nh đô thị, hình ảnh đất nước Việt Nam, khiến các đối tác, các du khách nước ngoài lo sợ khi đi ra đường và nó làm giảm nhu cầu đầu tư nước ngoài, làm giảm hoạt động dịch vụ du lịch có liên quan đến thu hút du khách nước ngoài vào Việt Nam.
Chúng ta cũng nhìn nhận thấy TNGT đã cướp đi nhiều nhân lực quý giá của đất nước rồi, nó cũng gây hệ lụy khiến nhiều gia đình phải đau xót trước sự mất mát của người thân, rồi phải có một gánh nặng để lại là phải chăm sóc cho những người bị tai nạn, những người khuyết tật đã thành một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội.
Vì vậy, mỗi người tham gia giao thông cần phải hình thành thói quen chấp hành pháp luật, như tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không vượt ẩu, không đi sai phần đường, không đi ngược chiều, không lái xe khi đã uống rượu bia… Chúng tôi cũng hy vọng rằng, mong muốn rằng, xuân mới năm 2025, mọi người ra đường đều có ý thức chấp hành pháp luật để chúng ta có được văn hóa, hoạt động giao thông đi vào kỷ cương, nề nếp, pháp luật được thượng tôn.
PV: Xin cảm ơn ông
Tiền đề quan trọng để hướng đến giao thông an toàn, văn nh
Như nhận định của Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công An, sau 2 tuần Nghị định 168 đi vào đời sống, tình hình trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong đó, số vụ tai nạn, số người bị thương và số người chết vì tai nạn giao thông giảm mạnh ở cả 3 tiêu chí. Nhiều hành vi vi phạm phổ biến như quá tốc độ, quá tải trọng, nồng độ cồn, sử dụng ma tuý, không chấp hành tín hiệu đèn, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều…đã có xu hướng giảm.
Từ góc độ chuyên gia, tác động của Nghị định 168 vào ý thức chấp hành của người dân được nhìn nhận như thế nào, sau đây là cuộc trao đổi nhanh giữa PV VOV Giao thông và TS Phan Lê Bình – chuyên gia giao thông, trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG tư vấn Nhật Bản.
PV: Từ quan sát thực tế ở góc độ thi hành luật và những thực tiễn về tình hình giao thông tại TP.HCM và Hà Nội trong những ngày vừa qua, ông đánh giá như thế nào về Nghị định 168 của chính phủ sau 2 tuần đi vào thực tế đời sống của người dân?
TS Phan Lê Bình: Trước khi Nghị định 168 ra đời, tôi cũng nhận định là tình hình tuân thủ luật giao thông của một bộ phận lớn người dân ở các thành phố lớn, ví dụ như ở Hà Nội là nơi tôi sinh sống, rất kém. Ý thức tuân thủ đèn giao thông hoặc quy định xe máy không được leo lên vỉa hè và trong một số trường hợp là đi ngược chiều thì xảy ra rất nhiều, thường xuyên, liên tục và cực kỳ phổ biến.
Từ đầu năm 2025, khi mà nghị định 168 ra đời, bản thân tôi chứng kiến tình hình trật tự giao thay đổi một cách vượt bậc. Ý thức của người dân nâng cao. Ví dụ như ở các ngã tư trước đó, mỗi lần có đèn đỏ hàng mấy chục xe máy bỏ qua đèn đỏ để đi, nhưng sau khi Nghị định 168 ra đời, hầu như không thể ra tình trạng vậy nữa. Chỉ qua 2 tuần lễ ngắn ngủi thôi, nhưng mà tôi nhận thấy ý thức tuân thủ Luật giao thông, ví dụ như là không được đèn đỏ, không leo lên lề, không đi ngược chiều của người dân đã thay đổi một cách vượt bậc
Ở góc độ rộng hơn, tôi nhận định trên mặt bằng chung, các doanh nghiệp vận tải và những người lái xe ô tô cũng thấy thay đổi rất cao về mặt ý thức như phải lưu ý đảm bảo tốc độ lưu thông trên đường, đảm bảo giữ làn xe không đi sai làn. Có thể nói là mọi tài xế, từ tài xế cá nhân cho đến lái xe ô tô, doanh nghiệp vận tải cũng đang được nâng hẳn mức nhận thức lên là một phần cao khác hẳn.
PV: Thực tế, nhiều ý kiến cho rằng nghị định 168 đã trực tiếp gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội những ngày vừa qua. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
TS Phan Lê Bình: Tôi nghĩ việc phân tích là tại sao ùn tắc giao thông trong thời gian ngắn vừa qua thì phải xem xét một cách toàn diện và thấu đáo. Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Trong tất cả các năm thì giai đoạn khoảng chừng 1 tháng trước khi đến Tết Nguyên Đán là thời điểm các hoạt động kinh tế trong dân diễn ra cực kỳ sôi nổi.
Và cũng vì vậy mà nhu cầu nhu cầu giao thông tăng đột biến so với các tháng khác trong năm. Giả sử cho dù là không có Nghị định 168, thì tình trạng ùn tắc giao thông cuối năm cũng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trong năm.
Khi Nghị định 168 ra đời thì đúng, trong một số trường hợp như tại TP.HCM người dân có thói quen quẹo phải khi đèn đỏ nhiều năm rồi. Nhưng bây giờ thì khi có Nghị định 168 ra đời người ta không dám quẹo phải khi đèn đỏ nữa, dẫn đến tình trạng là khả năng thông qua của nút giao nó giảm so với trước đây. Và vì vậy một phần nó có ảnh hưởng đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Nói như vậy cũng nên hiểu rằng là cho đến nay chúng ta đã một phần nhắm mắt làm ngơ cho hành vi ví dụ như là vượt đèn đỏ hoặc là lái xe trên vỉa hè để giải quyết cái tình trạng ùn tắc giao thông trước mắt. Và cái cách giải quyết như vậy tôi cho rằng là nó không đúng đắn.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải xem việc lưu thông trên đường theo đúng luật lệ, đúng quy định mới là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là dùng việc đi ngược chiều hay leo lên lề hoặc là vượt đèn đỏ để giải quyết ùn tắc giao thông, đó không phải là cách làm chính thống.
Tôi cho rằng là trong thời gian đầu xuất phát từ sự thay đổi trong hành vi của người dân cùng với nhu cầu giao thông cực kỳ cao trong tháng trước Tết cho nên mức độ ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn sẽ nên nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, người dân khi nhìn thấy tình hình ùn tắc giao thông quá nặng thì một số người dân sẽ chuyển đổi hình thức đi lại của mình. Thay vì trước đây sử dụng ô tô xe máy để đi công việc thì bây giờ những trường hợp nào có thể tiếp tận được đến đường sắt đô thị, dù là nó có hơi xa đi nữa thì người ta vẫn sẵn sàng chấp nhận.
Thêm nữa, khi mà nhận định tình hình ùn tắc giao thông quá cao trong những trường hợp mà có thể, người ta sẽ điều chỉnh thời gian đi lại, thay vì là đi ra đường trong giờ cao điểm, người ta sẽ chuyển sang những đường thấp điểm để thực hiện công việc của mình. Từ đó, người dân sẽ điều chỉnh được mức độ và tập trung của nhu cầu giao thông và giảm được tình hình ùn tắc giao thông nhất thời trước mắt.
Nếu mà nói về lâu dài thì chúng ta nhận định là nhu cầu giao thông của các thành phố lớn đặc biệt là TP.HCM thì gần như đã đạt đến mức bão hoà tức là ùn tắc giao thông mãn tính, bất cứ giờ nào, cao điểm hay thấp điểm cũng đều có thể ùn tắc cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không có cách gì khác hơn là chúng ta phải gấp rút xây dựng thể thống đường sắt đô thị và rất gần trong thời gian tới, chúng ta phải nhanh đẩy mạnh để có thể xây dựng hệ thống này thì mới trước giải quyết vấn đề.
PV: Việc Nghị định 168 cũng như là nhiều quy định pháp luật khác ra đời hướng đến việc điều chỉnh hành vi của người dân theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Vậy thì ở phía ngược lại từ những người có trách nhiệm để thực thi và áp dụng các quy định pháp luật này thì chắc chắn họ cũng sẽ cần phải có mức hành xử tương ứng để đảm bảo các bên đều phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Ông có đồng tình với quan điểm này không?
TS Phan Lê Bình: Tôi hoàn toàn đồng tình là hành xử của cán bộ nhà nước là phải gương mẫu. Thứ nhất, những người công chức khi tham gia giao thông thì càng phải gương mẫu hơn. Và những người đứng ở vị trí là phát hiện và xử phạt thì cũng phải gương mẫu, mẫu mực thì mới tạo được sự đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên, về mức áp dụng xử phạt của Nghị định 168 thì bản thân tôi đánh giá là quá cao. Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp không phải là cố tình, vì không kịp để ý biển báo mà người lái xe vi phạm thì trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra. Với trong trường hợp chỉ vi phạm như vậy mà mức phạm rất cao như hiện nay thì thực sự là nó gây tác động xấu đến đời sống kinh tế của người dân.
Tôi cho rằng mức phạm để áp dụng đối với những hành vi vi phạm luật giao thông thì đối với những lỗi nhẹ, mức phạt vi phạm đó nên ở mức mà người dân có thể chấp nhận được trong khả năng kinh tế của mình.
PV: Xin cảm ơn ông
Có thể thấy, việc Nghị định 168/2024 của Chính Phủ chính thức có hiệu lực và đi vào đời sống đã tạo ra một sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân lẫn công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cả nước. Cùng với việc đẩy nhanh quá trình đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông thì Nghị định 168 cũng sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta cùng hướng đến một bộ mặt giao thông an toàn, văn nh, hiện đại trong tương lai!