Nên hay không điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải?

Hiện nay Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến các bên liên quan về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Tại Dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xe pick-up cabin kép so với Luật hiện hành.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với  ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban Quan hệ công chúng,  Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam xung quanh nội dung này.

Ảnh nh hoạ: Best Car

PV: Thưa ông, ông nghĩ sao về đề xuất của Bộ Tài chính về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô? 

Ông Đào Công Quyết: Trong Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có đưa ra mức thuế cao hơn cho dòng xe pick- up cabin kép chở hàng. Hiện tại dòng xe này- hay gọi là xe chở hàng nhưng hiện đã và đang chịu mức thuế suất 15-20-25% tùy từng dung tích động cơ.

Nhưng trong Dự thảo Luật Thuế TTĐB, Ban Dự thảo đã đưa ra mức cao hơn, bằng 60% của xe động cơ đốt trong tương đương. Như vậy, mức thuế sẽ tăng lên từ 9-10% đối với động cơ nhỏ và có thể tăng lên vài chục % đối với động cơ lớn hơn, trên 3.0 và 4.0.

Đây  là một tác động rất lớn vì dòng xe này là dòng xe bán tải.

Ban soạn thảo cũng có đánh giá khi đưa ra đề xuất này, nhưng từ góc độ của Hiệp hội và của doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, chúng tôi thấy, dòng xe pick-up chủ yếu sử dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các tỉnh thành.

Ở các trung tâm thành phố như Hà Nội và Tp.HCM, tỷ lệ sử dụng rất ít chỉ dưới 30%. Đối tượng phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, nông dân, trang trại và điều kiện kinh tế có hạn. Nếu, bây giờ tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng này, chắc chắn giá thành xe cao hơn và giảm cơ hội tiếp cận đối với khách hàng, rừ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cuộc sống của các vùng tỉnh thành ngoài Hà Nội và Tp.HCM. 

Thị phần của xe pick up không hề lớn chỉ 3,4 và dưới 5%, đều chứ không chiếm một thị phần lớn do vậy nếu mà tăng thuế cũng không tăng thêm ngân sách cho Nhà nước được

Ảnh nh họa - Pháp luật TP.HCM

 

PV: Vậy VAMA có đề xuất, kiến nghị gì với Ban soạn thảo Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt?

Ông Đào Công Quyết: VAMA đã nhận được Dự thảo Luật và đã gửi góp ý tới các cơ quan quản lý, Bộ Tài chính, các Bộ ngành liên quan và Quốc hội. Trong Dự thảo này đề cập mức thuế TTĐB đối xe hybrid có hệ thống sạc riêng không phải là đề xuất mới. Ban soạn thảo chỉ làm rõ hơn khái niệm để tránh nhầm lẫn. Dự thảo này có đề cập đến xe hybrid và pick-up cabin kép chở hàng.

VAMA đã có nghiên cứu và phối hợp với công ty kiểm toán quốc tế đã nghiên cứu tính toán và có đề xuất cụ thể cho dòng xe hybrid và dòng xe pick-up.

Xe điện hiện nay có các loại: xe HEV, PHEC, BEV và CFEV. Xe HEV và PHEV được trang bị động cơ đốt trong, động cơ điẹn đồng thời có hệ thống sạc điện, pin; Đối với HEV tự sạc không có sạc ngoài. PHEV được trang bị sạc ngoài, để hỗ trợ trong trường hợp pin suy yếu. PEV là xe thuần điện

Đối với dòng xe hybrid, đây là một xu thế chung trên toàn thế giới, tuy nhiên quá trình chuyển đổi sang xe điện cần nhiều điều kiện, yếu tố, cho nên chúng tôi đề xuất lộ trình hỗ trợ cho cả dòng xe HEV và PHEV- là 2 dòng xe hiện tại các hãng đều có sẵn và thực sự tiết kiệm nhiên liệu.

VAMA đề nghị Ban soạn thảo đưa vào đề nghị xem xét giảm thuế TTĐB cho xe HEV, giảm xuống bằng 70% của dòng xe tương tương, còn hiện tại xe PHEV đang được hỗ trợ 70% xe tương đương, chúng tôi đề nghị giảm xuống 50% dòng xe tương đươngNgoài ra, VAMA đề nghị giữ nguyên mức thuế đối với dòng xe pick- up ca bin kép chở hàng.

PV: Vâng xin cảm ơn ông!

Từ năm 2022- 2030, có chính sách hỗ trợ tốt cho HEV và PHEV, để bảo vệ môi trường và thay đổi thói quen của người dân, có thể hỗ trợ thuế TTĐB, thuế phí khác.

Giai đoạn 2030-2040, có thể sẽ giảm hỗ trợ cho HEV, PHEV, giữ hỗ trợ tốt cho PEV như hiện tại. Giai đoạn này giảm dần động cơ đốt trong của HEV và PHEV, người dân sẽ thay đổi được và có thời gian xây dựng hạ tầng.

Sau 2040 không cần sự hỗ trợ nào nữa