‘Một lớp nợ xấu mới’ đang có xu hướng hình thành

Theo nhóm phân tích ACBS, bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng quý I/2024 phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận trong tương lai còn gặp khó khăn.

 

# Thống kê những tháng đầu năm 2024 cho thấy, quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 3,25%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm.

Ảnh nh họa. Nguồn: Tạp chí Tài chính

# Tuy nhiên, một thông tin không được tích cực đó là về nợ xấu của các ngân hàng:

Cụ thể, theo nhóm phân tích ACBS, bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng quý I/2024 phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận trong tương lai còn gặp khó khăn.

Cụ thể, mức tăng trưởng lợi nhuận toàn sàn đạt 21,5% so với cùng kỳ, chưa bằng một nửa so với mức tăng trưởng lợi nhuận 56,6% của quý IV/2023.

Và khi lãi suất huy động có khả năng tăng nhẹ trở lại từ cuối quý II, một lớp nợ xấu mới đang có xu hướng hình thành. 

# Nếu như nợ xấu tăng là nỗi lo của các ngân hàng, thì nguồn cung bất động sản thiếu hụt lại đang là nỗi lo của người mua nhà.

Cụ thể, theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, từ nay đến cuối năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục thiếu hụt nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, dẫn tới giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc 'neo giá cao'.

Không chỉ vậy, dự kiến từ 1/7/2024, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, số lượng chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu triển khai dự án có thể giảm đi, khiến nguồn cung càng bó hẹp.

# Nhiều người đang rất quan tâm đến đề xuất ‘chuyển nhà tái định cư bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội’:

Đây là giải pháp được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm.

Đồng tình với đề xuất này, DKRA Việt Nam cho rằng, việc chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội không quá khó khăn do Chính phủ đang chú trọng phát triển nhà ở xã hội. 

# Còn Hiệp hội Bất động sản TPHCM đề xuất Nhà nước giao cho cơ quan quản lý nhà ở xét duyệt đối tượng được thụ hưởng loại NƠXH chuyển đổi công năng này, cũng như sớm thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho người mua. 

# Trong khi đó, thông tin sau đây chắc hẳn sẽ được nhiều người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt rất quan tâm:

Ngân hàng nhà nước vừa đề nghị các đơn vị tích cực tiếp tục nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, ễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, phí dịch vụ trung gian thanh toán hợp lý, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

# Còn theo thống kê, tính đến hết quý I/2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 56% về số lượng và hơn 30% về giá trị.

Dù số lượng thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng mạnh về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng đáng ghi nhận về phát triển thẻ tín dụng nội địa trong năm vừa qua.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (21/5). Lực bán có phần chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày suy yếu nhẹ 0,08% xuống 2.374 điểm, đứt chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 6.800 tỷ đồng.

Đáng chú ý, 2 mặt hàng cà phê bất ngờ tăng vọt, dẫn đầu đà tăng của toàn thị trường. Trong đó, cà phê Robusta tăng hơn 6,7%, cà phê Arabica tăng gần 5,1%. MXV cho biết, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các cảng xuất khẩu cà phê của Brazil đã hỗ trợ giá tăng cao, bất chấp nguồn cung vẫn đang được nới lỏng. 

Trong tháng 4 vừa qua, 95 tàu xuất khẩu cà phê, tương đương 80% tổng số tàu đã bị trì hoãn tại cảng Santos, nơi vận chuyển cà phê chính của Brazil. Thời gian tàu bị tắc lâu nhất lên tới 30 ngày.

Ảnh nh họa. Nguồn: Người lao động

Thông tin thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ, tâm lý lạc quan duy trì cộng hưởng tín hiệu tích cực từ mùa báo cáo thu nhập đã tạo động lực thúc đẩy đà tăng trên TTCK Mỹ.

Cụ thể, S&P 500 +0,25%, Nasdaq +0,22% và thiết lập mức cao mới; còn DJIA +0,17% cũng đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử.

# Còn ở trong nước, VNIndex có phiên rung lắc mạnh khi tiệm cận ngưỡng cản 1.280 và hồi phục trở lại, các tín hiệu kỹ thuật suy yếu nhẹ.

Theo SSI Reseach, Điều này cho thấy chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục diễn ra giằng co và dự kiến vận động ngắn hạn trong phạm vi 1.263 - 1.278.