Canh tác 14 công lúa nên năm nào cũng vậy, cứ tới mùa xuống giống hay thu hoạch là anh Nguyễn Thanh Tùng, ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang lại vô cùng bận rộn. Thế nhưng, từ ngày mạnh dạn đưa ứng dụng máy móc công nghệ vào sản xuất, việc làm nông của gia đình anh nhẹ hơn rất nhiều.
Dẫn chúng tôi tham quan cánh đồng của mình vừa gieo sạ cánh đây khoảng 1 tháng, chỉ tay về chiếc máy bay không người lái đang rãi phân cho ruộng lúa của mình, anh Tùng nở nụ cười thật sảng khoái rồi phấn khởi cho biết: Hiệu quả nó cao lắm, tại vì nó đều, cái thứ nhất. Cái thứ hai là nó rẻ nhân công, đủ thứ hết, có lợi cho nông dân mình nhiều lắm. Ở đây có người người ta mua máy vậy đó, cái mình hỏi người ta bay một công vậy là bao nhiêu tiền, nói chung bay một công vậy nó rẻ hơn cái tay mình nhiều lắm, tại vì tính theo 1.000m2 thì có 16.000 hà, nó rẻ hơn tay mình. Tay mình tới 27 ngàn.
Theo anh Tùng, nhờ dịch vụ máy bay không người lái, anh không cần tiếp xúc với hóa chất, cũng không phải mang vác trên lưng những chiếc bình nặng trĩu. Một chiếc máy bay nông nghiệp có thể thực hiện công việc của 20 - 30 nhân công. Mỗi lần thực hiện, máy bay chỉ cần 2 người phụ trách. Nhà nào có điều kiện thì mua máy làm của, nhà nào ít nhu cầu hơn thì có thể liên hệ dịch vụ là được phục vụ ngay.
Anh Tùng nói thêm: Làm nông bây giờ đi trên bờ sướng lắm, nói chung là máy không hà. Nếu tới ngày thu hoạch thì em chỉ cần cuốn sổ, cây viết với bao mình thôi là rồi. Mình ên em, em vẫn làm được. Ngày xưa cực lắm, bây giờ thoải mái lắm, anh đứng trên bờ không thấy hôn. Anh đem phân thuốc ra để cho nó rồi là nó tự lấy. Mình rãi thí dụ một công bằng bao nhiêu ký thì nó định vị trên máy bao nhiêu ký là nó rãi cho mình, đều rang. Thí dụ rãi 15kg tầm nhỏ hoặc là 15kg tầm lớn, 1.300m2 hay 1.000m2 thì nó lên máy nó định vị đều như vậy hết. Cái máy đều hơn tay mình nhiều lắm.
Không chỉ sử dụng máy bay không người lái mà giờ đây, công nghệ đã đưa chuyện làm nông của nông dân ĐBSCL sang trang mới với hàng loạt máy móc hiện đại như: máy bơm điện, máy cày, máy xới đất, máy gặt đập liên hợp, máy xúc… Đó là chưa kể các hệ thống cảm biến thông nh. Sử dụng một chiếc điện thoại nông dân có thể nắm rõ tình hình, chất lượng nguồn nước, tình hình sâu bệnh, những thay đổi của thời tiết và chủ động đưa ra phương án xử lý.
Là một trong những đơn vị tham gia thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao, giờ đây, Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn khẳng định lựa chọn của HTX cách đây vài năm là hoàn toàn chính xác. Gần 20 hộ sản xuất khoảng 4ha, nhẹ lo đầu ra cho 250-280 tấn trái/năm.
Ông Võ Văn Trưng, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, việc canh tác của bà con trong HTX nhẹ hơn trước rất nhiều: Dưa lưới cũng đang tiến hành triển khai cho nó ổn định về vấn đề truy xuất nguồn gốc với mã số vùng trồng để các khách hàng biết và đồng thời cũng an tâm khi sử dụng dưa lưới của mình.
Thời gian qua, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quá trình sản xuất của nông dân. Tại Hậu Giang, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN và PTNT Hậu Giang, cho biết, thực hiện ứng dụng số hóa cho nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng xong bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu thông tin của ngành, xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp trực tuyến.
Ông Ngô Minh Long, nhấn mạnh: Muốn chuyển đổi số thì phải có con người số, nói nôm na là con người phải sử dụng các thiết bị được thì mới chuyển đổi được. Hiện nay, sẽ chia ra làm 3 phân tầng. Phân tầng thứ nhất, những cái farm, trang trại quy mô thì gần như người ta áp dụng khoa học công nghệ hết rồi. Còn cái nhóm thứ 2 là nhóm tập trung nông dân ở mức độ trung bình thì người ta cũng bắt đầu thay đổi tập quán, thói quen thay vì trước giờ dựa vào kinh nghiệm thì người ta cũng áp dụng khoa học kỹ thuật. Còn cái nhóm mà người ta không dựa dẫm vào thu nhập chính, có nghĩa không sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính thì nhóm đó chậm. Nếu mình lượt lại dựa trên số đông, diện tích lớn thì đa phần là có tác động mạnh mẽ, tích cực.
Trong khi đó tại Đồng Tháp, ngành nông nghiệp địa phương cũng đang tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ. Tỉnh đã lắp đặt 6 trạm quan trắc nước thông nh; 15 trạm giám sát côn trùng thông nh phục vụ công tác triển khai các mô hình ứng dụng Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo trong việc tự động thu thập dữ liệu canh tác phục vụ cảnh báo, dự báo, truy xuất nguồn gốc. Toàn bộ dữ liệu quản lý truy xuất nguồn gốc đều được tích hợp, quản lý trên nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhận định, ngành nông nghiệp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp thách thức chưa từng có từ nhiều phương diện, kinh tế, xã hội, môi trường… Để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, cần có giải pháp công nghệ đột phá, phải lan tỏa tinh thần, tư duy để thực hiện các mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Bộ NN&PTNT cùng với các cơ quan truyền thông để thông qua những chuyên mục của mình cũng tạo ra không gian đưa tri thức cho đến người nông dân, giúp người nông dân chuyên nghiệp hóa trong nghề nông của mình.
Thực tế đã chứng nh, khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp mang lại hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi, gấp ba so với cách làm truyền thống mà người nông dân sẽ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, quản lý. Cũng với mảnh vườn, thửa ruộng xưa, nhưng nhiều nông dân ngày nay đã không làm nông đơn thuần mà học hỏi ứng dụng công nghệ để tăng giá trị cho mảnh đất quê mình.
Tuy nhiên, để quá trình đó thực sự có hiệu quả, bền vững, rất cần có sự chung tay, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương để nông dân Việt Nam thực sự là những "nông dân 4.0", "nông dân thông nh", phù hợp với xu thế chung của thế giới.