Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Nước lớn, được mùa cá ruộng

Thanh Phê: Thứ năm 31/10/2024, 19:49 (GMT+7)

Thời điểm này, ở miền Tây, trên những cánh đồng mênh mông nước cá ruộng phát triển tốt, lớn nhanh, bán được giá nên các hộ dân hết sức phấn khởi.

Hằng năm, khi mực nước đầu nguồn sông Mê Kông đổ về, cũng là lúc người dân tại các địa phương ở miền Tây lại bắt đầu tất bật với nghề “ăn theo con nước”. Trong đó, nuôi cá đồng là mô hình đang tạo ra thu nhập khá cho bà con.

Tận dụng mùa nước, từ đầu tháng 7 vừa qua, ông Võ Văn Phường ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã thả cá lên ruộng: Tận dụng mùa nước nổi này nè, rồi thức ăn tự nhiên, tốn một số tiền mua lưới thôi để bong lại nuôi, chi phí rất là thấp. Cá mè, cá chép, cá rô cũng thả lộn xộn vô, nước lớn như vầy thì cá phát triển, lớn nhanh hơn, cá lớn theo nước, nước lớn chừng nào con cá sẽ bự chừng nấy, dự kiến cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ thu hoạch để làm vụ đông xuân.

Nuôi cá trên đồng trong mùa nước nổi nông dân chỉ tốn tiền mua lưới cước và cá giống, không phải tốn chi phí mua thức ăn cho cá vì cá tự kiếm mồi trên đồng từ rong rêu, rơm rạ, lúa chét của vụ trước đến các loài côn trùng để phát triển.

Riêng lưới cước dùng để bao quanh đồng nuôi cá có thể tận dụng tới 3 - 4 vụ sau mới cần thay mới. Trong suốt quá trình nuôi, bà con chỉ cần đi kiểm tra bờ bao, lưới cước để gia cố lại đề phòng cá thoát ra bên ngoài. Sau hơn 3 tháng thả nuôi, trừ chi phí, nông dân nuôi cá trên đồng có thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi cá ruộng được nhiều nông dân áp dụng khi nước nổi về - Thanh Phê/Mekong FM

Mô hình nuôi cá ruộng được nhiều nông dân áp dụng khi nước nổi về - Thanh Phê/Mekong FM

Năm nay nước về sớm nên nông dân ở các vùng trũng thả cá nuôi trên đồng nhiều hơn mọi năm. Toàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thả nuôi khoảng 4.200ha, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái gần 500ha. Các loại cá được nông dân thả nuôi chủ yếu là cá chép, cá mè, rô phi, cá trê lai, trê vàng…Ngoài lượng cá giống được bà con nông dân chủ động thả nuôi, nhiều địa phương còn khai thác được sản lượng cá đồng khá lớn ngoài tự nhiên. Trong quá trình phát triển nghề nuôi, bà con cũng chú trọng đảm bảo hài hòa giữa hoạt động khai thác và khôi phục, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, ngoài hiệu quả kinh tế, việc nuôi cá trên đồng còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất; các loại cá còn ăn rong rêu, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế được các loại cỏ dại trong mùa nước nên giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa Đông xuân tiếp theo khoảng 1 triệu đồng/ha: Khi bà con nuôi cá trên ruộng lúa như vậy đó thì cắt được dòng đời của các nguồn sâu bệnh từ vụ lúa này sang vụ lúa khác. Con cá trong quá trình ăn sẽ sục sạo tìm ăn tất cả những con sống dưới mặt đất nên làm cho mặt đất tơi xốp và để lại một lượng phân trên đám ruộng. Do đó, phân khi làm vụ Đông Xuân không sử dụng nhiều.

Mô hình nuôi cá đồng vào mùa nước nổi thay thế lúa vụ 3 đang phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi năm nay, ông Lê Văn Ít ở thị xã Ngã Năm thả khoảng 100kg cá giống, chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá trê. Đến thời điểm thu hoạch, những con cá nhỏ sẽ được tiếp tục giữ lại trong ruộng lúa để sinh sản tự nhiên, vừa tạo nguồn lợi thủy sản vừa có thể phát triển thêm nhiều đợt nuôi khác: 2 năm, lời 100 triệu, chi phí rồi hết chơn, nuôi cá ngon hơn làm ruộng nhiều, làm ruộng vụ nước này công lời có 1 triệu, thua nuôi cá xa lắm.

Nuôi cá trên đồng mùa nước nổi chỉ tốn tiền mua lưới cước và cá giống - Nguồn Báo Cần Thơ

Nuôi cá trên đồng mùa nước nổi chỉ tốn tiền mua lưới cước và cá giống - Nguồn Báo Cần Thơ

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi vụ lúa Thu Đông xen những mô hình cây trồng, vật nuôi khác để nâng cao hiệu quả cho bà con. Trong đó, nuôi cá đồng luân canh, kết hợp trồng lúa đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, cho biết: Gần đây chúng ta xây dựng các mô hình nuôi cá đồng, luân canh kết hợp với trồng lúa. Về lâu dài, Sở NN-PTNT Sóc Trăng đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và đề án cụ thể để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các khu vực vùng trũng. Đặc biệt là kết hợp nuôi những loại cá có giá trị kinh tế cao, tích hợp đa giá trị lợi nhuận trên một cùng một diện tích đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho bà con.

Để thu hoạch một mẻ cá ruộng, bà con thường bắt đầu vào lúc sáng sớm. Đồ nghề của những người thợ là tay lưới dài chừng 100m. Nhà nào có lưới thì kéo nhân công nhà, còn hộ nào không có thì mướn nhân công kéo. Theo bà con, trước hôm kéo cá sẽ cho thương lái biết, có khi cá vừa kéo lên vỏ lãi là được cân tại ruộng, chịu giá trả tiền tươi. Với số cá nhỏ hơn, có hộ để dành ăn, chia cho người thân hoặc đem bán ở chợ nông thôn trên địa bàn. Thời điểm này, đang là đầu vụ nên giá cá ở mức khá cao, nông dân rất phấn khởi.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Hà Nội sẽ hạn chế ô tô, xe máy chạy xăng vào 5 khu vực phát thải thấp trong thành phố. Muốn di chuyển, các phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, hoặc trả phí rất cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng định hướng việc tiến tới dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô vào năm 2030.

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Vụ va chạm đáng tiếc xảy ra vào sáng nay (30/10) trên đường Cầu Diễn (Hà Nội) khiến một người nữ điều khiển xe máy tử vong tại chỗ, giao thông qua khu vực cũng bị ảnh hưởng.

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Vào khoảng 11h35 trưa nay (30/10), một vụ tai nạn giữa một xe máy và xe tải đã xảy ra tại đoạn Cổ Linh, cách ngã tư Thạch Bàn (Hà Nội) khoảng 50m theo hướng đi QL5B, khiến một người tử vong tại chỗ.

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Cứ đến dịp cuối năm, khi không khí lạnh tràn về, một nhóm những người trẻ lại tụ họp với nhau, lên phương án hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người vô gia cư, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Với một thành phố gần chục triệu người như Hà Nội, rác sinh hoạt sẽ luôn là một vấn đề lớn. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nỗ lực để xử lý rác tốt hơn.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

PV VOV Giao thông ghi nhận phản ánh từ người dân về tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và một số diện tích vừa được giải phóng mặt bằng phục vụ thi công xây dựng các tuyến đường Tam Trinh và Lĩnh Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) làm nơi kinh doanh buôn bán và tập kết vật liệu.