Hà Nội: Buýt công cộng rốt ráo chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch

Để thực hiện quyết định 876 của Chính phủ về sử dụng xe buýt năng lượng sạch, các thành phố lớn cần phải sớm công bố lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ thể để các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng lên phương án đầu tư mới và thay thế phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.

# Tỉnh Long An đã quy hoạch 41 khu và gần 80 cụm công nghiệp, đến nay đã có 18 khu và 23 cụm công nghiệp đang hoạt động với hơn 1.560 doanh nghiệp. Để hiện thực hóa mục tiêu đến cuối năm 2025 trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Long An đang trú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và đổi mới sáng tạo.

# Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo luôn là động lực, nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, giúp giải quyết các khó khăn, thách thức, hướng tới phát triển bền vững. Đến nay đã có 58 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và có hơn 20 địa phương thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

# Hà Nội vừa tổ chức đánh giá, phân hạng 70 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2022. Theo đó, các sản phẩm này có chất lượng cao, được các đơn vị áp dụng cộng nghệ hiện đại vào sản xuất. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất thực phẩm đã chú trọng kiểm tra chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến quá trình chế biến, đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm và hướng tới phát triển bền vững. Dự kiến năm 2022, Hà Nội sẽ có trên 400 sản phẩm OCOP.

Ảnh nh họa

Xe buýt sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực vận tải công cộng là xu thế tất yếu của các đô thị phát triển, giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Để thực hiện quyết định 876 của Chính phủ về sử dụng xe buýt năng lượng sạch, các thành phố lớn cần phải sớm công bố lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ thể để các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng lên phương án đầu tư mới và thay thế phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.

Ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng: "Chủ trương của Chính phủ về đổi mới phương tiện hoàn toàn là đúng, tuy nhiên các thành phố nhất là Hà Nội phải có một lộ trình và nên có quyết định sớm, từ 5-10 năm. Từ đó doanh nghiệp biết và có định hướng để bố trí triển khai. Và khi sử dụng xe điện thì trạm sạc bố trí thế nào cho hợp lý".

Tại thành phố Hà Nội, tổng số xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đến thời điểm hiện nay là 234 xe, trong đó có 95 xe buýt điện; 139 xe buýt CNG, chiếm gần 12% tổng số xe buýt trợ giá. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, Thành phố Hà Nội đang yêu cầu các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng có kế hoạch thay thế dần các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch thay cho các phương tiện xe buýt truyền thống.

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã xây dựng phương án sẽ sử dụng năng lượng sạch cho những tuyến mở mới từ năm 2022 trở đi. Đối với các tuyến hiện tại niên hạn sử dụng vẫn còn thì chúng tôi kiến nghị tiếp tục sử dụng đến 10 năm; sau năm 2025 tuyến nào đến thời kỳ phải thay đổi phương tiện thì yêu cầu sử dụng phương tiện điện hoặc phương tiện năng lượng sạch".

Hiện nay Việt Nam chưa có đơn vị sản xuất xe buýt điện mà chỉ có Vinfast nhập khẩu, lắp ráp. Bộ Giao thông Vận tải cũng mới chỉ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô khách mà chưa có quy chuẩn riêng cho xe buýt điện.

Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang buýt điện hay phương tiện sử dụng năng lượng xanh, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN đầu tư; đồng thời các địa phương cũng cần sớm có lộ trình, xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc điện, trạm tiếp nhiên liệu để đảm bảo cho phương tiện hoạt động thông suốt./.