Gỡ "nút thắt" phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bằng cách nào?

Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước cần hơn 290.000 căn với tổng vốn đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển phân khúc nhà ở này vẫn đang gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc.

Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần sớm gỡ bỏ các “nút thắt” để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản, vướng mắc đầu tiên khi phát triển loại hình nhà ở xã hội là nguồn vốn. Trên thực tế, gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho vay phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại từ 2013-2016 đã hoàn thành việc giải ngân gần 100%.

Do vậy ở giai đoạn sau (2016-2020), nguồn vốn này không còn. Trong khi đó, Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được phân bổ 27% ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội, còn các ngân hàng thương mại lại không được phân bổ gói vốn này, dẫn đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân gặp nhiều trở ngại về dòng tiền.

Ảnh nh họa

Một trở ngại khác là tình trạng thiếu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Chia sẻ tại tọa đàm tọa đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân” do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 19/4, ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội cho biết: "Dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội, riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt yêu cầu".

Dưới góc độ doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ở TPHCM, ông Lễ Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lê Thành cũng chia sẻ: "Thực tế nan giải khi mất khoảng 4-5 năm vẫn chưa xong thủ tục và vướng mắc nhiều khâu. Trong khi lợi nhuận định mức của nhà ở xã hội tối đa theo quy định là 10%, mức lợi nhuận này còn thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm".

Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, phần lớn các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của hiệp hội đều có mong muốn được cùng tham gia vào các chương trình phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân. Mặc dù vậy, thủ tục cần nhanh gọn, tiếp cận đất đai cần dễ dàng hơn nhà ở thương mại thì doanh nghiệp mới có thể tham gia: "Thực tế, đầu tư vào nhà ở xã hội vừa là trách nhiệm với xã hội nhưng đồng thời cũng là công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc phát triển dòng nhà ở này còn gặp khó, điều quan trong nhất hiện nay là cần có cơ chế ‘mở’ để thu hút các doanh nghiệp".

Với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội giai đoạn trước, ông Hà cho rằng doanh nghiệp chưa làm xong dự án đã hết thời hạn, dân không còn được vay nên doanh nghiệp làm xong nhà ở xã hội cũng không có người mua. Ngoài ra, theo ông Hà, các vấn đề về thuế cũng cần phải dễ dàng hơn để các doanh nghiệp bất động sản tham gia vào phát triển nhà ở xã hội sớm hoàn thành dự án và thu hồi nguồn vốn nhanh hơn.

Trước những vướng mắc này, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đúng mục tiêu, trong thời gian tới cần triển khai ngay 3 giải pháp cấp bách: "Đầu tiên là cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó, các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch phát triển đô thị của địa phương phải có quỹ đất với địa điểm, diện tích để đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Thứ ba là rà soát và thực hiện nghiêm các quy định về việc dành 20% quỹ đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các dự án phát triển nhà ở thương mại để có quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân".

Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước ước tính cần hơn 290.000 căn, với tổng vốn đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm giải quyết được những bất cập, hạn chế thời gian qua. Nghị định đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án, đảm bảo dễ dàng, rút ngắn thủ tục hành chính nhưng cũng đảm bảo sự chính xác, công bằng.

Với các chính sách cắt giảm thuế, phí và giãn thời gian nộp thuế đã góp phần kiểm soát lạm phát. Ảnh: Báo Công thương

Thông tin trong nước và quốc tế

# Bộ Tài Chính cho biết, tính đến quý II, với các chính sách cắt giảm thuế, phí và giãn thời gian nộp thuế đã góp phần kiểm soát lạm phát. 

# Và đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế khẳng định, triển khai thành công hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố theo lộ trình Bộ Tài chính phê duyệt. 

# Còn theo NHNN, lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trên 2%/năm, cùng việc hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động cho thấy các nhà băng đang thiếu hụt thanh khoản. 

# Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm nhóm hàng linh kiện điện thoại có mức tăng trưởng mạnh, đóng góp lớn với mức tăng 1,22 tỷ USD. 

# Bên cạnh đó, do thiếu nguồn nhân lực ở các khâu nên hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai dự kiến phải sang tháng 5 tới mới có thể ổn định trở lại như trước. 

# Trước nhu cầu tăng cao, giá tour du lịch dịp lễ 30/4 đang tăng mạnh từ 30-50%, hiện nhiều khách sạn 4-5 sao thông báo gần kín chỗ. 

# Đáng chú ý, một số DN kinh doanh xăng dầu nhận định, giá xăng dầu trong kì điều hành ngày mai (21/4) sẽ tăng trên dưới 1.000đ/lít.

# Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong tháng 4, các công trình nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với hơn 1.300 căn sẽ được khởi công.

# Còn giá vàng trong phiên hôm nay tiếp tục đảo chiều giảm mạnh và giao dịch ở mức 70,25 triệu đồng/lượng.

Lực lượng khẩn cấp Ukraine dập lửa tại hiện trường một khu vực bị không kích trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ở Dnipro (ền Đông Ukraine) ngày 11/3. Ảnh: AFP/TTXVN

# Liên nh châu Âu (EU) đang có kế hoạch lập một quỹ đoàn kết để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine, với số tiền có thể lên tới hàng trăm tỷ euro. 

# Còn Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa kêu gọi hỗ trợ cho người dân Ukraine nhằm ngăn chặn tình trạng mất an ninh lương thực. 

# Ngân hàng Trung ương Nga thừa nhận chưa tìm được lựa chọn thay thế nào cho các đồng tiền đầu tư dự trữ lớn của thế giới như USD và euro. 

# Còn Hàn Quốc vừa thành lập nhóm công tác để chuẩn bị gia nhập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Kết thúc phiên chiều nay, VN-Index lui về mức 1.384,72 điểm, tức giảm đến 21,73 điểm. Đây đã là chuỗi 5 phiên lao dốc liên tiếp của chỉ số chính.

# Những mã giảm đáng chú ý trong nhóm VN30 có thể kể đến: POW, TCB, TPB, VPB, VHM, BVH, GVR. Phía ngược lại, những mã giúp cho VN Index không giảm sâu trong phiên hôm nay gồm: ACB, MSN, VCB, SAB, VIC.

# Theo SSI Reseach, sự thận trọng của NĐT tiếp tục khiến cho thanh khoản đứng ở mức thấp với 688,3 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch 20.512 tỷ đồng./.